Năm 1978 mẹ tôi kết hôn với ông A nhưng sau 2 năm thì đường ai nấy đi khi không có con chung, không có tài sản. Cả hai sau đó đều có gia đình mới. Gần đây ông A nộp đơn ra tòa ly hôn.

Minh họa: NGỌC THÀNH

Minh họa

Ông A và mẹ tôi lấy nhau năm 1978 và sống chung được 2 năm, sau đó ông A bỏ mặc mẹ tôi khi mẹ tôi bệnh nặng khiến mẹ tôi phải về nhà ông bà ngoại dưỡng bệnh. Hôn nhân thực tế của mẹ tôi và ông A cũng kết thúc tại đây.

Sau thời gian đó cả ông A và mẹ tôi đều kết hôn với người khác nhưng không đăng ký kết hôn.

Nghĩa là ông A và mẹ tôi vẫn còn danh nghĩa vợ chồng trên phương diện pháp luật,

Sau hơn 40 năm không liên lạc, mới đây ông A cho người tới nhà tôi ép buộc mẹ tôi ký đơn ly hôn nhưng mẹ tôi không đồng ý. Vì thế ông A đã làm đơn kiện lên tòa yêu cầu ly hôn. Xin luật sư cho hỏi việc của mẹ tôi nên giải quyết như thế nào?

Bạn đọc Trần Phúc (Hà Nội) gửi câu hỏi nhờ tư vấn.

Luật sư Hoàng Văn Hướng (Đoàn luật sư Hà Nội) tư vấn:

Ông A và mẹ độc giả lấy nhau năm 1978 và chung sống với nhau trong 2 năm. Hiện nay, ông A có yêu cầu ly hôn nhưng bà B lại không đồng ý, giữa ông bà không thống nhất với nhau về việc ly hôn.

Trường hợp này, theo quy định mục 1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp thì tòa án cấp có thẩm quyền áp dụng quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để thụ lý giải quyết tranh chấp ly hôn.

Luật sư Hoàng Văn Hướng

Luật sư Hoàng Văn Hướng

Trường hợp ông A có yêu cầu phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000:

Thứ nhất, do các bên tự thỏa thuận.

Thứ hai, trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết theo nguyên tắc sau:

+ Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó;

+ Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này.

+ Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.

+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

+ Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

Nếu vợ chồng không đủ điều kiện để được pháp luật công nhận là hôn nhân thực tế thì không được công nhận là vợ chồng.

Tài sản sẽ được chia như sau: tài sản riêng của ai thuộc về người đó, tài sản chung phân chia theo nguyên tắc phân chia tài sản thuộc sở hữu chung theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Như vậy, việc ông A kiện yêu cầu ly hôn thì tòa sẽ vẫn thụ lý và đánh giá. Mọi vấn đề liên quan đến hôn nhân, tài sản sẽ được xem xét từ các bằng chứng thực tế mà các bên cung cấp.

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : Hướng tư vấn pháp luậtLuât sư Hoàng Văn

Các tin liên quan đến bài viết