Ngày 17/4, bà Tôn Ngọc Hạnh – Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước đã chủ trì hội nghị lấy ý kiến đóng góp hai dự án Luật Cảnh vệ và Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu và công cụ hỗ trợ trình tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV.

Luật Cảnh vệ có 6 chương, 33 điều. Luật này quy định về đối tượng cảnh vệ, nguyên tắc, công tác cảnh vệ; biện pháp, chế độ cảnh vệ; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của lực lượng Cảnh vệ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với công tác cảnh vệ; chế độ chính sách đối với lực lượng Cảnh vệ và cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác cảnh vệ. Trong dự án Luật này, nhiều đại biểu đã tập trung thảo luận về đối tượng cảnh vệ; lực lượng Cảnh vệ và tổ chức Cảnh vệ thuộc Bộ công an, Bộ quốc phòng; quyền của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ cảnh vệ; huy động người, thực hiện trưng dụng tài sản, phương tiện để thực hiện công tác cảnh vệ.

Bà Tôn Ngọc Hạnh – Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu tại hội nghị

Đối với Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu và công cụ hỗ trợ có 8 chương, 74 điều. Luật này quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; nguyên tắc, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến về phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí; đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; quy định nổ súng.

Kết luận hội nghị, bà Tôn Ngọc Hạnh ghi nhận những ý kiến tại hội nghị và sẽ tổng hợp báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Theo khoahocthoidai.vn

Từ khóa : nhập khẩu vũ khí; đối tượng được trang bị vũ khí quân dụngTin tức Bình Phước

Các tin liên quan đến bài viết