Vũ khí trong văn hóa Đông Sơn đã được người Việt cổ sản xuất từ hai chất liệu đồng thau và sắt. Trong đó, phần lớn là những vũ khí bằng đồng đã tạo nên những nét đặc trưng văn hóa trên cả ba khu vực phân bố chủ đạo của văn hóa Đông Sơn là trung tâm sông Hồng, sông Mã và sông Cả.

Chiêm ngưỡng kho tàng “bảo vật’’ vũ khí của người Việt cổ - Ảnh 1.

Vũ khí văn hoá Đông Sơn đóng vai trò là các hiện vật quý, có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học; phản ảnh sự kiện lịch sử, văn hoá, bối cảnh xã hội, trình độ khoa học kỹ thuật từ buổi đầu dựng nước và giữ nước dưới thời đại Hùng Vương – An Dương Vương.

Chiêm ngưỡng kho tàng “bảo vật’’ vũ khí của người Việt cổ - Ảnh 2.

Hiện nay tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đang trưng bày số lượng 331 trên tổng số 1026 hiện vật vũ khí văn hóa Đông Sơn.

Chiêm ngưỡng kho tàng “bảo vật’’ vũ khí của người Việt cổ - Ảnh 3.

Trên ảnh là bộ sưu tập dao găm, niên đại thuộc văn hóa Đông Sơn muộn, cách ngày nay khoảng 1800 – 2300 năm. Dao găm của thời kỳ này không giống bất kỳ một loại vũ khí nào của các nền văn hóa khác. Nét độc đáo của dao găm Đông Sơn được thể hiện ở tất cả các bộ phận như; có hiện vật gắn chắn tay ngang, có loại là chắn tay quặp kiểu sừng trâu, lưỡi có loại gần hình tam giác, hai cạnh bên thẳng mũi nhọn. Cũng có loại hai cạnh bên cong vồng mũi tù, loại khác thì hai cạnh bên uốn lượn mũi nhọn.

Chiêm ngưỡng kho tàng “bảo vật’’ vũ khí của người Việt cổ - Ảnh 4.

Cùng với đó là các hiện vật mũi giáo thể hiện nét tinh tế và trình độ phát triển của người Việt cổ.

Chiêm ngưỡng kho tàng “bảo vật’’ vũ khí của người Việt cổ - Ảnh 5.

Qua, qua giáo có niên đại thuộc văn hóa Đông Sơn khoảng 2000 – 2500 năm. Đây là một loại vũ khí cận chiến rất nguy hiểm và hiệu quả.

Chiêm ngưỡng kho tàng “bảo vật’’ vũ khí của người Việt cổ - Ảnh 6.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều loại vũ khí trong các di chỉ Đông Sơn. Tỉ lệ vũ khí đồng thau thường chiếm quá nửa so với các loại công cụ lao động khác.

Chiêm ngưỡng kho tàng “bảo vật’’ vũ khí của người Việt cổ - Ảnh 7.

Lý giải về điều này, các chuyên gia lịch sử và khảo cổ học cho rằng, vào thời kỳ văn hóa Đông Sơn, xung đột vũ trang có chiều hướng gia tăng so với các giai đoạn trước. Tài liệu khảo cổ học cho thấy, số lượng vũ khí tăng lên đột biến, với nhiều loại hình khác nhau. Chiến tranh đã trở thành hiện tượng phổ biến qua các cuộc nội chiến giữa các bộ tộc và chống ngoại xâm bên ngoài.

Chiêm ngưỡng kho tàng “bảo vật’’ vũ khí của người Việt cổ - Ảnh 8.

Đặc biệt, đã có thêm loại vũ khí tiến bộ nhất lúc bấy giờ là nỏ và mũi tên ba cánh – một loại vũ khí vừa để phòng thủ vừa tấn công tầm xa.

Chiêm ngưỡng kho tàng “bảo vật’’ vũ khí của người Việt cổ - Ảnh 9.

Những hình ảnh cỗ máy bắn nỏ được đặt trên các lâu thuyền được khắc họa trên hoa văn trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ… cùng với việc phát hiện được hàng vạn mũi tên đồng ở Cổ Loa và lẫy nỏ trong một số di tích văn hóa Đông Sơn đã phản ảnh lõi lịch sử trong các truyền thuyết về An Dương Vương xây thành Cổ Loa và là minh chứng rất rõ nét về tài bắn nỏ của cư dân Đông Sơn.

Chiêm ngưỡng kho tàng “bảo vật’’ vũ khí của người Việt cổ - Ảnh 10.

Sự xuất hiện với số lượng áp đảo, phong phú về loại hình và chất lượng của sản phẩm đã khắng định cư dân văn hóa Đông Sơn đã đạt đến trình độ khoa học kỹ thuật cao, nhất là trong kỹ thuật luyện kim và làm chủ kỹ thuật chế tác sản phẩm từ các vật liệu kim loại.

Chiêm ngưỡng kho tàng “bảo vật’’ vũ khí của người Việt cổ - Ảnh 11.

Trên ảnh là các loại lưỡi cuốc đá, rìu tứ giác, bôn tứ giác…Từ những nét đặc trưng về loại hình, kiểu dáng, số lượng, hoa văn trang trí của vũ khí trong văn hóa Đông Sơn, chúng ta sẽ có được cái nhìn tổng thể về sự phát triển trong chính trị – xã hội, trình độ kỹ thuật, văn hóa của cư dân giai đoạn này.

Chiêm ngưỡng kho tàng “bảo vật’’ vũ khí của người Việt cổ - Ảnh 12.

Bộ sưu tập vũ khí văn hoá Đông Sơn tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã góp phần phản ánh nghệ thuật quân sự trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước đầu tiên của người Việt cổ, cung cấp cho người xem thấy sự phát triển toàn diện của thời đại Kim khí với đỉnh cao là giai đoạn văn hóa Đông Sơn, góp phần khẳng định quá trình hình thành và phát triển liên tục của văn hoá Đông Sơn trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Theo Dân việt

Từ khóa : An Dương VươngBảo tàng Lịch sửdân tộc Việt Namdi tích văn hóađông sơnkhảo cổ họckhoa học - kỹ thuậtnghệ thuật quân sựnhà nghiên cứuquân sự Việt Namtrống đồng Ngọc Lũvăn hóa đông sơnVật liệu kim loạivũ khí cổvũ khí cổ việt namvũ khí người việt cổxung đột vũ trang

Các tin liên quan đến bài viết