Bạn ký dứt khoát, càng có nhiều đường giao nhau và nhiều điểm chuyển ngoặt sẽ càng khó bị giả mạo.

Nhiều người đã phải chịu thiệt hại nặng nề về tài chính vì bị kẻ xấu giả chữ ký và giấy tờ. Tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng và phương tiện để phát hiện chữ ký giả nên cách tốt nhất để bảo vệ là tự tạo cho mình một chữ ký thật “khó”.

4n6 cho rằng có bốn cách giả chữ ký chủ yếu. Thứ nhất: Giả chữ ký mò, tức là người làm giả không biết chữ ký cần giả trông như thế nào. Đây là dạng chữ ký giả dễ bị phát hiện nhất vì chúng thường không giống với chữ ký thật.

Giả chữ ký bằng giấy can. Ảnh: Teresadeberry
Giả chữ ký bằng giấy can. Ảnh: Teresadeberry

Cách thứ hai: Tô lại chữ ký đã có sẵn. Kẻ xấu đặt một tờ giấy mỏng lên trên chữ ký mẫu, sao cho nét bút nổi lên sau tờ giấy. Sau đó, chúng sẽ dùng bút lần theo từng nét của chữ ký mẫu

Cách thứ ba cách đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhất. Kẻ xấu bỏ thời gian nghiên cứu và bắt chước kiểu ký. Mặc dù khó hơn rất nhiều, cách này lại cho ra kết quả có thể giống thật nhất.

Cách thứ tư: Sao chép chữ ký quang học. Chữ ký thật sẽ được sao chép sang một văn bản khác bằng máy photocopy, máy scan hoặc máy ảnh.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, kẻ xấu còn dùng tới phương thức sao chép chữ ký bằng hóa học. Do hầu hết các loại mực bút bi hiện tại đều sử dụng ethylene glycol làm chất dung môi, nên nếu đặt một mảnh giấy nến lên trên chữ ký mẫu rồi chà nhanh và mạnh, phần sáp của giấy nến gặp nhiệt sẽ tan chảy và hấp thu một phần hỗn hợp ethylene glycol đi kèm mực của nét bút bi.

Tờ giấy nến có chứa ảnh phản chiếu của chữ ký mẫu sau đó lại được đặt lên nơi cần ký và lại được chà xát. Hỗn hợp mực và sáp sẽ lại một lần nữa tan chảy và bám vào mặt giấy còn lại, để lại trên mặt giấy chữ ký gần giống thật.

Cách phòng tránh

Nghiên cứu năm 2015 của một nhóm các nhà khoa học trường Đại học Australia Catholic University về quá trình giả mạo chữ ký cho thấy có một số kĩ thuật ký khiến cho kẻ xấu khó có thể đạt được ý đồ giả mạo.

Thứ nhất, không nên có chữ ký quá đơn giản, không nên sử dụng chữ ký được cấu tạo vỏn vẹn từ những chữ cái đầu của tên người. Ví dụ tên Trần Văn A không nên ký tắt là TVA. Nguyên tắc vàng ở đây là chữ ký có ít chữ cái thì kẻ xấu càng dễ mô phỏng, còn bạn sẽ càng khó chứng minh đã bị giả mạo.

Thứ hai, cần phải cá nhân hóa chữ ký của mình. Mẫu tự trong chữ ký không nên giống như mẫu tự trong sách tập viết của trẻ con cấp 1. Tốt nhất là ta nên đưa vào chữ ký một vài điểm nhấn cá nhân để tạo ra phong cách đặc trưng khó có thể bị làm giả. Ví dụ: chữ “o” có thể được viết theo chiều ngược kim đồng hồ, chữ “I” có thể không có dấu chấm trên đầu

Thứ ba, một chữ ký càng có nhiều đường giao nhau và nhiều điểm chuyển ngoặt (sự thay đổi trong hướng bút) sẽ càng khó bị giả mạo.

Thứ tư, tốc độ ký tên cần nhanh, cử động ký tên cần lưu loát. Không nên viết quá chậm vì như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ giả mạo chữ ký. Cần ký theo một kiểu thống nhất nhưng không nên cố tạo ra những chữ ký giống nhau như một.

Theo VnExpress

Từ khóa : chữ kýgiả mạo chữ kýlàm giả chữ kýmèotạo chữ kýtư vấn

Các tin liên quan đến bài viết