Liên Hợp Quốc cảnh báo, hạn hán sắp trở thành đại dịch nối tiếp Covid-19 giữa lúc dịch bệnh hiện tại vẫn hoành hành mạnh ở Afghanistan.

Ca Covid-19 tăng sốc ở Afghanistan, Liên Hợp Quốc cảnh báo đại dịch mới
nh

Ca nhiễm Covid-19 tăng 2.400% ở Afghanistan

Hội Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) ngày 17/6 cho biết, đại dịch Covid-19 đang vượt khỏi tầm kiểm soát ở Afghanistan, với số ca nhiễm tăng 2.400% trong tháng trước, các bệnh viện đầy ắp bệnh nhân và nguồn lực y tế nhanh chóng cạn kiệt.

Hãng tin Reuters dẫn tin từ ICRC cho biết, hơn 1/3 số ca xét nghiệm trong tuần trước cho thấy kết quả dương tính.

Nilab Mobarez, Quyền Chủ tịch Hội Trăng lưỡi liềm đỏ Afghanistan cho biết: “Afghanistan đang ở thời điểm khủng hoảng trong cuộc chiến ngăn chặn Covid-19 khi các giường bệnh ở thủ đô Kabul và nhiều khu vực khác luôn hoạt động hết công suất”.

Giới chức y tế Afghanistan ngày 17/6 ghi nhận 2.313 ca nhiễm Covid-19 và 101 ca tử vong trong 24h trước đó. Các quan chức nước này cho biết, số lượt xét nghiệm thấp đồng nghĩa với việc thống kê chính thức về số ca nhiễm, tử vong có thể không đầy đủ.

ICRC cảnh báo, tình trạng thiếu vắc xin và sự chần chừ trong tiêm vắc xin khiến tình hình thêm trầm trọng. Chưa đầy 0,5% dân số Afghanistan được tiêm vắc xin đầy đủ.

Ngành du lịch Pháp tiến dần tới bình thường

Ngành du lịch Pháp đang tiến thêm một bước nữa để hướng tới tình trạng bình thường khi tái mở cửa Disneyland Paris. Công viên trò chơi này được mở cửa hai tuần sau khi Pháp mở biên giới với các du khách đã tiêm vắc xin ngừa Covid-19 trên khắp thế giới.

Sau gần 8 tháng đóng cửa, ngày 17/6, công viên giải trí được nhiều người tới nhất châu Âu, nằm ở phía đông của thủ đô Paris, Pháp đã mở trở lại.

Các vị khách tới công viên phải đeo khẩu trang. Ngoài ra, công viên cũng áp đặt một số biện pháp để bảo đảm an toàn như giới hạn số lượng khách để đảm bảo khoảng cách an toàn.

Số ca dương tính ở Nepal giảm đáng kể

Bộ trưởng Y tế Nepal cho biết, số ca nhiễm Covid-19 ở nước này đã giảm đáng kể sau đợt bùng phát tồi tệ nhất khiến hệ thống y tế nước này bị quá tải. Tuy nhiên, Nepal đang rất cần vắc xin, quan chức trên cho hay.

Trả lời phỏng vấn hãng tin AP, Bộ trưởng Y tế Nepal Sher Bahadur Tamang nói: “Chúng tôi đã hạ từ mức đỏ xuống vàng, nhưng vẫn chưa thể xuống mức xanh”.

Nepal được đặt trong tình trạng phong toả từ tháng 4 sau khi các ca nhiễm mới và tử vong tăng vọt, tiếp sau đợt bùng phát dịch lớn ở nước láng giềng Ấn Độ.

Hồi giữa tháng 5, Nepal ghi nhận gần 10.000 ca nhiễm mới và hàng trăm trường hợp tử vong mỗi ngày.

Liên Hợp Quốc cảnh báo đại dịch tiếp sau Covid-19

Theo Liên Hợp Quốc, tình trạng khan hiếm nước và hạn hán có thể gây thiệt hại với quy mô ngang ngửa đại dịch Covid-19. Nguy cơ về đại dịch tiếp sau Covid-19 đã tăng lên nhanh chóng khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên.

“Hạn hán đang trên đà trở thành đại dịch tiếp theo và không có vắc xin nào chữa được”, Mami Mizutori, đại diện đặc biệt của Liên Hợp Quốc về giảm thiểu rủi ro thiên tai cho biết.

Theo báo cáo công bố ngày 17/6 của Liên Hợp Quốc, hạn hán đã gây thiệt hại kinh tế ít nhất là 124 tỷ USD và ảnh hưởng tới 1,5 tỷ người từ năm 1998-2017. Sự nóng lên trên toàn cầu đã làm hạn hán gia tăng ở phía nam châu Âu và phía tây của châu Phi.

Nhật nới lỏng các hạn chế Covid-19

Nhật ngày 17/6 cho biết, sẽ nới lỏng các biện pháp khẩn cấp liên quan nhằm hạn chế Covid-19 lây lan, ở  9 tỉnh, trong đó có Tokyo. Trong khi đó, nước này vẫn tiếp tục duy trì một số biện pháp như hạn chế lượng khán giả tham gia các sự kiện lớn để đề phòng Thế vận hội diễn ra vào tháng sau có thể làm tăng số ca nhiễm virus corona.

Thủ tướng Nhật kêu gọi công chúng nước này theo dõi sự kiện qua tivi để tránh làm virus lây lan.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : Covid-19 Thế Giớivaccine Covid-19virus Corona

Các tin liên quan đến bài viết