![]() |
Công nhân Triều Tiên gia công giày thể thao trong một nhà máy tạm bợ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc |
Theo Reuters, thông tin trên đo các thương nhân làm ăn ở thành phố Đan Đông, thuộc khu vực biên giới Trung – Triều, tiết lộ. Quần áo sản xuất ở Triều Tiên sau đó được gắn mác… “Made in China” để xuất đi khắp thế giới.
![]() |
Nữ nhân viên người Triều Tiên làm vệ sinh cho nhà hàng Triều Tiên tại Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc. Các nhà hàng Triều Tiên với các cô gái hát hay đàn giỏi và biết phục vụ món ăn cũng là nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho chính quyền Bình Nhưỡng |
Triều Tiên có khoảng 15 công ty dệt may lớn và hàng chục công ty nhỏ, mỗi công ty vận hành một số nhà máy trên khắp cả nước, theo hãng tư vấn GPI Consultancy của Hà Lan chuyên môi giới làm ăn với Triều Tiên. Tất cả các nhà máy ở Triều Tiên đều thuộc sở hữu nhà nước, và riêng ngành dệt may đang hoạt động náo nhiệt hơn bao giờ hết. “Tôi cố đặt gia công một số quần áo ở Triều Tiên nhưng các nhà máy hiện đã kín lịch. Công nhân Triều Tiên có thể làm ra nhiều hơn 30% sản phẩm so với công nhân Trung Quốc” – một nữ thương gia Trung Quốc ở thành phố Đại Liên tiết lộ với hãng tin Reuters. “Họ không giống với các công nhân Trung Quốc, vốn chỉ làm vì tiền. Dân Triều Tiên có thái độ khác hẳn. Họ tin rằng họ làm việc vì quốc gia, vì nhà lãnh đạo” – vị thương gia so sánh. Lương công nhân tăng cao ở Trung Quốc là lý do chính khiến các công ty dệt may nước này tăng dời nhà máy sang các nước như Bangladesh, Việt Nam và Campuchia. Tăng cường sử dụng các nhà máy Triều Tiên cũng nằm trong chiến lược đó.