Phát súng đầu tiên phá băng khối nợ xấu khổng lồ chính là việc VAMC siết nợ tòa nhà Saigon One Tower trị giá 7.000 tỉ đồng vốn trơ gan cùng tuế nguyệt nhiều năm qua. Trong 4 năm qua, VAMC đã làm được gì?
Ra đời từ năm 2013, sau bốn năm hoạt động, VNMC, Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, với số vốn điều lệ 500 tỉ đồng, đã phải đối mặt với một khối nợ xấu khổng lồ, theo các ước tính lên đến 600.000 tỉ đồng.
Kể từ khi Nghị quyết 42 được Quốc hội ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 15-8-2017, VAMC đã siết nợ tòa nhà Saigon One Tower vào ngày 21-8, trở thành phát súng đầu tiên xử lý nợ xấu trong thời kỳ mới.
Sau đó là 8 lô đất của nhóm công ty Hoàn Cầu thế chấp tại Sacombank cũng được VAMC siết nợ.
Ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch VAMC, cho biết với tháo gỡ pháp lý về xử lý tài sản đảm bảo tại Nghị quyết 42, VAMC kỳ vọng, từ nay đến cuối năm sẽ thu hồi trên 22.000 tỉ đồng.
Và từ nay đến năm 2022, VAMC đặt mục tiêu xử lý cơ bản nợ xấu mà đã mua từ năm 2017 trở về trước.
Hàng năm, các tổ chức tín dụng chuyển nợ cho VAMC tiếp tục chuyển nợ bán về cho VAMC.
Kể từ hợp đồng mua nợ xấu đầu tiên là với Agribank, có trị giá hơn 1.700 tỉ đồng, có giá trị trên sổ sách hơn 2.400 tỷ đồng, vào 4 năm trước, tính đến hết tháng 8 năm 2017, có 791 khoản nợ của 619 khách hàng được bán với giá 8.188 tỷ đồng và bán tài sản đảm bảo với giá 14.043 tỷ đồng.
Theo quy định, các ngân hàng sau khi bán nợ xấu cho VAMC sẽ nhận lại trái phiếu đặc biệt của công ty này.
Để được tái cấp vốn, trái phiếu này phải được trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định.
Hạn mức tái cấp vốn không quá 70% mệnh giá trái phiếu và do Thống đốc quyết định, dựa vào mục tiêu chính sách tiền quốc gia cũng như kết quả trích lập dự phòng, xử lý nợ xấu.
Hầu hết khoản nợ xấu VAMC mua từ các tổ chức tín dụng đều có tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc tài sản hình thành từ vốn vay, kể cả bất động sản, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, dự án, trái phiếu doanh nghiệp…
Nguồn: tuoitre.vn