Ông Trần Văn Nam (63 tuổi) ở thị trấn Phước Long, huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu) đang nuôi đàn trích cồ hơn 30 con. Đây là loài chim có nguồn gốc hoang dã, khá dữ tợn, lỳ đòn. Trích cồ nuôi làm cảnh, làm con mồi đi bẫy, ăn thịt hoặc để giữ nhà như chó và có giá bán 1-1,5 triệu đồng mỗi con.

Trích cồ là loài chim hoang dã quý hiếm, có màu sắc đẹp, dễ nuôi và được thị trường ưa chuộng. Chỉ với 2 con giống ban đầu gầy nuôi sinh sản, đến nay, ông Trần Văn Nam đã có trên 30 con đang ở lứa sinh sản, cho ông thu nhập trên 20 triệu đồng/năm.

Năm 2013, ông Nam được người con trai ở Kiên Giang tặng cho 2 con chim trích cồ nuôi làm cảnh. Thấy trích cồ dễ nuôi, dễ chăm sóc lại có giá bán cao nên ông Nam tìm hiểu trên mạng và sách báo cách nuôi chim trích cồ sinh sản. Sau đó, ông Nam gây giống loại chim này.

Nuôi loài chim để giữ nhà như chó, bán 1-1,5 triệu đồng mỗi con
Bà Phạm Thị My (vợ ông Trần Văn Nam) cho đàn chim trích cồ ăn

Chim trích cồ dễ nuôi, khi nuôi quen thì thả rông như gà, vịt. Trích cồ được nuôi làm cảnh, làm con mồi đi bẫy, ăn thịt hoặc để giữ nhà như chó. Nhiều người boăn khoăn hỏi chim chích cồ là loài chim gì, nuôi chim chích cồ như thế nào…

Mỗi năm chim trích cồ đẻ ba đợt (khoảng thời gian từ tháng 4 – 6),1 mái trích cồ trung bình mỗi đợt đẻ từ 2 – 4 trứng, sau 1 tháng có thể bán với giá 500.000 đồng/cặp chim. Đối với con lớn, sau 6 tháng nuôi, lông chim trổ màu xanh và được bán với giá 1 – 1,5 triệu đồng/con.

Ông Nam cho biết: “Nuôi trích cồ khó nhất là giai đoạn mới nở, lúc đó phải mớm mồi cho chim non, qua 15 ngày chim cứng cáp mới có thể tập cho ăn theo chim lớn. Trích cồ có sức đề kháng cao, dễ nuôi. Chim có thể ăn thịt cá, lúa, rau củ quả các loại nên không tốn nhiều chi phí thức ăn cũng như công chăm sóc. Nhiều người đến hỏi mua con giống nhưng tôi từ chối vì không còn giống để bán. Nếu tôi có điều kiện đầu tư nuôi số lượng lớn thì nguồn lợi từ trích cồ sẽ đem lại khá cao”.

Theo ông Nam, so với các loài chim hoang dã khác, trích cồ chỉ có thể sinh sản trong không gian rộng rãi có nhiều cây cối (giống như ngoài thiên nhiên hoang dã), có ao nước.

Nếu nuôi nhốt trong môi trường chật hẹp, trích cồ sẽ khó sinh sản. Còn nếu nuôi làm cảnh thì có thể nuôi nhốt hoặc thả rông. Do vậy, ông Nam lưu ý cần phải nghiên cứu đặc tính của chim trích cồ để tránh tình trạng nuôi không hiệu quả và không nên nuôi ồ ạt, tự phát để tránh tình trạng không có đầu ra.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : bạc liêuchim dữgiữ nhàtrích cồ

Các tin liên quan đến bài viết