Bố bị suy thận giai đoạn cuối đã 8 năm, mẹ bị viêm cầu thận. “Mỗi lần điện thoại về mẹ lại khóc… Nếu không có tiền, bố mẹ sẽ chết”, bé Kha Văn Hưng (11 tuổi) nghẹn ngào.
Trưa hè nắng gắt, gió Lào hắt vào người rát bỏng, anh Kha Văn Da (32 tuổi, xóm Yên Hợp, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, Nghệ An) vẫn kiên trì đứng bên cạnh chiếc xe máy cà tàng, sát Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh (cơ sở 2) đợi khách có nhu cầu đi xe ôm.
Anh Da đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh cơ sở 2.
Hễ thấy người vừa ra khỏi cổng bệnh viện, anh vội chạy lại mời, thuyết phục khách đi xe nhưng chỉ nhận lại cái lắc đầu. Không mời được khách, anh lủi thủi quay lại vị trí cũ, mồ hôi ướt đẫm vạt áo.
Nắng nóng, nhu cầu đi xe ôm ít dần, đợi từ sáng đến quá trưa vẫn không có khách, nỗi lo hiện rõ trên khuôn mặt đen sạm của người đàn ông này. Dù mệt mỏi, đói bụng nhưng anh Da vẫn cố gắng đứng đợi, hi vọng không bỏ lỡ khách.
Những lúc không chạy thận, anh Da tranh thủ làm dịch vụ xe ôm kiếm tiền chữa bệnh.
Đã 8 năm kể từ ngày phát hiện bị suy thận giai đoạn cuối cũng là chừng ấy thời gian anh Da phải rời nhà xuống thành phố Vinh chạy thận. Hoàn cảnh quá khó khăn, ngày nào không chạy thận hoặc không phải cấp cứu, người đàn ông này lại cố gắng chạy xe ôm quanh bệnh viện để kiếm tiền trang trải sinh hoạt.
“Ngày nào may mắn lắm, trừ tiền xăng xe, tôi cũng kiếm được khoảng trên dưới 80.000 đồng. Còn lại thì 30.000-50.000 đồng, có hôm không được đồng nào. Chỉ riêng tiền phòng trọ đã mất 1 triệu đồng/tháng, đó là chưa kể tiền điện nước, chi tiêu ăn uống, thuốc thang, sinh hoạt…
Nhà tôi nghèo lắm, vợ cũng mắc bệnh thận, nhà thì bị lũ cuốn trôi. Con trai vừa 11 tuổi phải nhờ ông bà nội chăm sóc. 2 vợ chồng tôi dù bệnh tật nhưng vẫn phải tự bươn chải kiếm tiền tự nuôi thân, điều trị bệnh”, lấy vạt áo lau mồ hôi trên khuôn mặt khắc khổ, anh Da thở dài, chia sẻ.
Chị Ông phát hiện cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường như phù chân tay, mệt mỏi. Đi khám, bác sĩ kết luận chị bị viêm cầu thận.
8 năm trước, toàn thân anh Da bị phù nề, sốt cao, tức ngực, khó thở, buồn nôn, được gia đình đưa đi bệnh viện cấp cứu. Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán anh bị suy thận giai đoạn cuối và yêu cầu phẫu thuật cầu tay gấp để chạy thận nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Nhà cách xa thành phố Vinh hơn 200km, đi lại khó khăn, mỗi tuần chạy thận 3 lần nên anh Da phải thuê phòng trọ để tiện cho việc điều trị.
Anh Da bị suy thận giai đoạn cuối.
Lo lắng cho chồng, chị Vy Thị Ông (30 tuổi, vợ anh Da) gửi con cho ông bà ở bản làng, xuống thành phố xin làm giúp việc cho một gia đình gần bệnh viện để tiện chăm sóc chồng.
Thế nhưng, một năm sau, chị Ông phát hiện cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường như phù chân tay, mệt mỏi. Đi khám thì bác sĩ kết luận chị bị viêm cầu thận.
Cháu Hưng với ông nội.
“3 người trong gia đình tôi phải tách biệt 3 nơi. Tôi bám trụ lại bệnh viện vừa chạy thận, vừa chạy xe ôm để tự nuôi sống bản thân. Vợ bị bệnh, không làm được việc nặng như trước nên đã xin ra Hà Nội làm công nhân cho một công ty sản xuất bánh kẹo với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Số tiền lương ít ỏi nhận được hàng tháng của vợ chỉ đủ trang trải tiền thuốc thang, phòng trọ, ăn uống, không dư được đồng nào.
Vợ chồng tôi bị bệnh chưa được bao lâu thì căn nhà nhỏ ở quê bị lũ cuốn trôi. Con trai 11 tuổi phải gửi nhờ ông bà nội chăm sóc. Mỗi tháng tôi được nhận trợ cấp xã hội 520.000 đồng, để dành cho con trang trải việc học hành”, anh Da kể.
Cháu Kha Văn Hưng (11 tuổi) ở nhà với ông bà nội.
Hiện tại chị Ông đang ở Hà Nội đi làm thêm kiếm tiền để chữa bệnh.
Trước đây, khi còn khỏe mạnh, hàng ngày, anh Da đi trồng, chặt, vác keo thuê, phụ hồ. Những ngày không có việc, anh và nhóm thanh niên cùng bản cơm đùm, cơm nắm vào rừng tìm mật ong. Mỗi chuyến đi như vậy 3-4 ngày. May mắn tìm được mật cũng được 300.000-400.000 đồng/người.
Chị Ông quanh năm hái măng rừng. Thời điểm măng được mùa thì ngày hái được 9-10kg bán với giá 5.000-6.000 đồng/kg. Thời điểm hết mùa, ngày chỉ hái được 3-4kg. Bình quân mỗi ngày, chị Ông chỉ kiếm được khoảng 50.000-60.000 đồng. Từ ngày bệnh tật bủa vây, 2 vợ chồng vẫn tự bươn chải, mưu sinh để kiếm tiền điều trị.
Ở bản nghèo, bố mẹ anh Da vừa nuôi cháu vừa lo cuộc sống.
Vì bệnh tật, hoàn cảnh khó khăn, đường sá xa xôi, vợ chồng anh Da ít khi được về thăm nhà. Mỗi người một nơi, hàng ngày, họ chỉ biết gặp nhau, thăm hỏi qua màn hình điện thoại.
Ông Kha Văn Duy, Trưởng bản Yên Hợp (xã Yên Hòa) chia sẻ, bệnh tật bủa vây khiến gia đình anh Da lâm vào cảnh vô cùng khó khăn, gánh nặng nợ nần. 2 vợ chồng điều trị bệnh 2 nơi.
Con trai học lớp 5 được ông bà nội đã ngoài 60 tuổi chăm sóc. Căn nhà cũ trước đây cũng bị đổ sập sau một trận bão. Tháng 2/2023, một đoàn thể đã hỗ trợ gia đình anh Da căn nhà nhỏ bằng tôn, trị giá 50 triệu đồng. Thế nhưng, vì bệnh tật nên vợ chồng anh ấy cùng đứa con chưa có cơ hội sinh sống trong căn nhà mới của mình.
Căn nhà tình nghĩa, vợ chồng anh Da chưa có cơ hội để ở.
Ngồi trong gian bếp nhỏ phụ bà nội chuẩn bị bữa cơm chiều, khuôn mặt em Kha Văn Hưng (11 tuổi, con trai anh Da) đượm buồn khi nghe nhắc đến bố mẹ. Bố mẹ lần lượt mắc bệnh hiểm nghèo từ năm Hưng mới lên 3. Suốt 8 năm qua, Hưng sống với ông bà nội. Mỗi năm em chỉ được gặp bố mẹ vài ba lần. Thế nhưng, những ngày gia đình được đoàn tụ rất vội vàng rồi lại chia xa. Những lúc nhớ cha mẹ, Hưng chỉ biết gọi điện cho vơi nỗi nhớ.
“Nghỉ hè rồi, cháu rất muốn được xuống thăm bố mẹ nhưng mỗi người một nơi. Cháu thì còn rất nhỏ, không biết sẽ gặp thế nào. Cháu nhớ bố mẹ nhiều lắm. Cháu ước bố mẹ sớm khỏi bệnh trở về. Từ khi có nhà mới, bố mẹ vẫn chưa được về thăm. Nhà vẫn đóng cửa im ỉm vậy, cháu buồn lắm.
Mỗi lần điện thoại về mẹ lại khóc. Mẹ nói rất nhớ cháu nhưng không thể về vì phải đi làm kiếm tiền chữa bệnh. Nếu không có tiền, bố mẹ sẽ chết. Nhìn mẹ khóc, cháu cũng khóc theo, còn bố thì lặng yên không nói gì. Cháu biết, bố cũng đang buồn lắm. Cháu ước lớn thật nhanh để đi làm kiếm tiền phụ giúp bố mẹ chữa bệnh”, Hưng nghẹn lời chia sẻ.
Chiều muộn, bệnh viện vắng người nhưng anh Da vẫn ngồi đó, trên chiếc xe máy cà tàng, hướng khuôn mặt nhìn về phía đầu cổng dõi tìm khách. Anh hi vọng tìm được khách có nhu cầu đi xe để kiếm vài chục nghìn trang trải tiền ăn cho cả ngày.
“Đau đớn, vất vả mấy tôi cũng cố gắng chịu đựng, vượt qua, chỉ mong mình được sống thôi. Tôi còn người vợ bị bệnh và đứa con thơ nữa”, anh Da nói trong tiếng thở dài mệt nhọc.
Mọi sự ủng hộ, giúp đỡ mã số 4880 xin gửi về:
1. Anh Kha Văn Da
Địa chỉ: Khoa thận, lọc máu, bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh (cơ sở 2), số 31, đường Lê Ninh, phường Quán Bàu, thành phố Vinh, Nghệ An.
Điện thoại: 0866525390.
Tài khoản của anh Kha Văn Da: 51010003694490, ngân hàng BIDV.
2. Báo điện tử Dân trí
Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
(nội dung chuyển khoản ghi: ủng hộ MS 4880)
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 1017378606
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1017780241
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản EUR tại Vietcombank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1022601465
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 126000081304
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản: 26110002631994
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
ĐT: 0436869656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0231195149383
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
– Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
– Số tài khoản VND: 1400206035022
– Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
– Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
– Số tải khoản VND: 1017589681
– Chi nhánh Hà Nội.
* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
– Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí
– Số tài khoản VND: 333556688888
– Chi nhánh Đông Đô – Phòng GD Thanh Xuân
3. Văn phòng đại diện của báo:
– VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
– VP TPHCM: Số 51 – 53, Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567
– VP Thanh Hóa: Lô 06, đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Tel: 0914.86.37.37
– VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269
|
Theo Dân Trí