“Đến Moscow mà chưa trải nghiệm hệ thống tàu điện ngầm thì xem như chưa đến Moscow”, bạn đồng nghiệp của tôi đã nói thế. Mà quả đúng là sau khi trải nghiệm, hệ thống tàu điện ngầm của thủ đô nước Nga xứng danh với tên gọi “Cung điện ngầm dưới lòng đất”.

Từng đặt chân đến khá nhiều đô thị lớn trên thế giới, từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á, cũng từng thử qua hệ thống tàu điện của nhiều quốc gia, nhiều thành phố tấp nập hàng đầu. Tuy nhiên, đúng là so với các hệ thống tàu điện ngầm và tàu điện trên không mà tôi từng đi qua, hệ thống metro ở Moscow mang một quy mô khác và cả nét nghệ thuật rất khác.

Điểm khác biệt đầu tiên là về độ hoành tráng, nếu như các hệ thống tàu điện trên thế giới thường chỉ có vài tuyến, thì hệ thống tàu điện ngầm ở Moscow có đến… 14 tuyến khác nhau. Trong đó, tuyến số 8 (8 và 8A) và tuyến số 11 (11 và 11A) có 2 phân nhánh riêng biệt, còn tuyến số 5 và số 14 là các tuyến khép kín, chạy theo vòng tròn theo kiểu vành đai trong (khu vực trung tâm thành phố) và vành đai ngoài (khu vực các quận ngoại thành).

Đấy là chưa kể 3 tuyến phụ riêng biệt, kết nối giữa 3 sân bay quốc tế Domodedovo, Sheremetyevo và Vnukovo với trung tâm thành phố.

Bản đồ hệ thống tàu điện ngầm tại Moscow, với chằng chịu các tuyến và tuyến
Bản đồ hệ thống tàu điện ngầm tại Moscow, với chằng chịu các tuyến và tuyến
Hàng ngày, ước tính có hơn 9 triệu lượt khách sử dụng hệ thống metro tại Moscow, nên các ga tàu lúc nào cũng tất bật
Hàng ngày, ước tính có hơn 9 triệu lượt khách sử dụng hệ thống metro tại Moscow, nên các ga tàu lúc nào cũng tất bật
Hệ thống metro nằm ở dưới rất sâu so với mặt đất
Hệ thống metro nằm ở dưới rất sâu so với mặt đất

Với mức độ hoành tráng kể trên, hệ thống metro của Moscow gần như len lỏi đến từng ngỏ ngách trong thành phố (tổng chiều dài toàn tuyến là vào khoảng 202 dặm, tức khoảng 323km, nơi sâu nhất cách mặt đường hơn 70m), trở thành phương tiện di chuyển cực kỳ thuận lợi của người dân Moscow và khách du lịch.

Thành ra, xem World Cup ở Moscow, cụ thể là ở 2 sân bóng Luzhniki và Spartak cực kỳ thuận tiện. Chỉ với 100 ruble/lượt (khoảng 37.000 đồng), tôi có thể di chuyển trên toàn tuyến, đến bất cứ đâu mà mình muốn đến.

Đấy cũng là khác biệt thứ 2 của hệ thống metro tại Moscow so với các đô thị khác trên thế giới. Nếu như ở các hệ thống tàu điện thuộc các thành phố khác, giá ở mỗi điểm đến là không giống nhau, nhưng riêng với hệ thống tàu điện ngầm tại Moscow, bạn chỉ cần mua vé 1 lần cho mỗi lượt đi, là có thể đến tất cả các điểm đến, cho tới khi nào bạn rời khỏi các công trình ngầm, đi bộ lên mặt đất.

Hoành tráng, chằng chịt, nhưng không có nghĩa là tàu điện ngầm ở Moscow khó sử dụng, ngược lại là đằng khác. Với một số quy tắc và ký hiệu cố định, nếu để ý kỹ, việc đi lại bằng hệ thống metro tương đối đơn giản.

Nhưng điểm độc đáo đáng kể nhất là ở chỗ mỗi nhà ga như một công trình nghệ thuật
Nhưng điểm độc đáo đáng kể nhất là ở chỗ mỗi nhà ga như một công trình nghệ thuật
Với hoạ tiết, đường nét, thậm chí các kiểu đèn chùm trang trí khiến người ta có cảm giác lạc giữa Cung điện ngầm dưới lòng đất)
Với hoạ tiết, đường nét, thậm chí các kiểu đèn chùm trang trí khiến người ta có cảm giác lạc giữa “Cung điện ngầm dưới lòng đất)

Và khác biệt thứ 3 mới là khác biệt quan trọng nhất. Được mệnh danh là “Cung điện ngầm dưới lòng đất”, hệ thống metro của Moscow quả xứng với lời đồn: Mỗi nhà ga là mỗi công trình nghệ thuật, mà đôi khi những hoạ tiết, những chạm khắc khác nhau càng tăng thêm vẻ đẹp, vẻ lãng mạn cho “cung điện ngầm” này.

Đấy là lý do mà di chuyển liên tục dưới lòng đất, giữa hệ thống nhà ga nối tiếp nhà ga tàu điện ngầm tại Moscow, tôi vẫn không biết chán.

Dù cho sự tất bật của lượng khách khổng lồ sử dụng tàu điện, mà ước tính lên đến hơn 9 triệu lượt khách/ngày (trong khi dân số của Moscow chỉ vào khoảng 12,5 triệu người) luân chuyển liên tục giữa các nhà ga, giữa những chuyến tàu, tôi vẫn cảm thấy cuốn hút, chứ không hề cảm thấy mệt mỏi.

Chỉ với 100 ruble/lượt (khoảng 37.000 đồng), khách có thể di chuyển trên toàn tuyến
Chỉ với 100 ruble/lượt (khoảng 37.000 đồng), khách có thể di chuyển trên toàn tuyến
Với mức độ hoành tránh của mình, hệ thống tàu điện ngầm tại Moscow kết nối với hầu hết mọi điểm trên mặt đất, từ các quảng trường, nhà hát, công viên, cho đến các sân vận động phục vụ World Cup
Với mức độ hoành tránh của mình, hệ thống tàu điện ngầm tại Moscow kết nối với hầu hết mọi điểm trên mặt đất, từ các quảng trường, nhà hát, công viên, cho đến các sân vận động phục vụ World Cup

Thỉnh thoảng, đây đó giữa các sân ga, lữ khách có thể dừng chân nghe những điệu nhạc du dương được phát ra từ các phím đàn của những nghệ sĩ đường phố, chọn sân ga làm nơi mưu sinh, hay nói cho bóng bẩy hơn, là nơi đem lại sự thư thái, lãng mạn cho đời.

Di chuyển giữa các công trình ngầm dưới lòng đất, đi từ ngoại ô thành phố vào trung tâm, rồi ngược từ trung tâm ra ngoại ô, đến với các sân bóng, đi xem World Cup bằng hệ thống tàu điện ngầm tại Moscow cho người ta trải nghiệm hoàn toàn khác.

Quả đúng là đến Moscow mà chưa thử qua hệ thống metro của thành phố xinh đẹp này thì xem như chưa từng đến thủ đô của xứ sở Bạch Dương!

Thỉnh thoảng giữa các sân ga, những nghệ sĩ đường phố dạo phím đàn
Thỉnh thoảng giữa các sân ga, những nghệ sĩ đường phố dạo phím đàn

Cho lữ khách dừng chân thưởng thức, thư giãn, tạm quên đi dòng đời tất bật

Cho lữ khách dừng chân thưởng thức, thư giãn, tạm quên đi dòng đời tất bật

Theo Dân trí

Từ khóa : LuzhnikiMoscowNgaSpartakTrọng Vũworld Cup 2018

Các tin liên quan đến bài viết