Tính trung bình, khả năng được bảo vệ sau khi nhiễm Covid-19 có thể tương đương với việc tiêm vắc xin, ít nhất trong một thời gian ngắn.

Mức độ và độ bền của khả năng miễn dịch với Covid-19 mà một người có được sau khi tiêm vắc xin so với từng nhiễm bệnh không phải là một câu hỏi dễ trả lời.

Hai yếu tố trên phụ thuộc vào một số yếu tố. Trong đó bao gồm tuổi tác, bạn từng bị Covid-19 trước đó hay chưa, loại biến thể virus, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, tình trạng tiêm chủng, đã bao lâu kể từ khi bạn nhiễm bệnh hoặc được tiêm vắc xin. Sức khỏe cơ bản của bạn cũng đóng vai trò quan trọng.

Hiệu quả bảo vệ tốt nhất nhờ tiêm vắc xin Covid-19 hay từng nhiễm bệnh?

Ảnh minh họa

Độ bền của miễn dịch

Nếu bạn đã tiêm vắc xin hoặc khỏi Covid-19, bạn có thể có sức đề kháng tốt trong ít nhất 6 tháng. Đây là khoảng thời gian được khuyến nghị để mọi người cân nhắc tiêm liều tăng cường.

Mặc dù sự bảo vệ bạn nhận được sau khi nhiễm bệnh và tiêm chủng rất mạnh, nhưng không hoàn hảo. Bạn vẫn có nguy cơ bị Covid-19.

Nếu bạn không may mắc bệnh, hệ miễn dịch bắt đầu cảnh báo về loại virus xâm nhập. Khả năng bạn phải nhập viện và tử vong sẽ ít hơn nhiều.

Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), trong thời kỳ tăng đột biến các ca Covid-19 vào tháng 8, những người được tiêm chủng đầy đủ có nguy cơ nhiễm Covid-19 thấp hơn 6 lần so với những người không được tiêm chủng và nguy cơ tử vong thấp hơn 11 lần nếu mắc bệnh.

Mức độ miễn dịch sau nhiễm Covid-19

Khoảng 90% số bệnh nhân khỏi Covid-19 có một số kháng thể bảo vệ. Các nghiên cứu đánh giá nồng độ kháng thể có khả năng gấp 200 lần.

Lượng kháng thể của mỗi người phụ thuộc vào tuổi tác, mức độ trở nặng, có bệnh nền, có dùng thuốc làm suy giảm chức năng miễn dịch hay không.

Hệ miễn dịch của chúng ta suy giảm dần theo tuổi tác, thường bắt đầu ở tuổi 60. Những người chăm tập thể dục và khỏe mạnh sẽ có chức năng miễn dịch tốt hơn.

Nói chung, bạn càng lớn tuổi, càng ít có khả năng nhận được phản ứng miễn dịch mạnh mẽ sau khi bị nhiễm bệnh hoặc tiêm vắc xin. Đó là lý do nhóm này được ưu tiên tiêm vắc xin tăng cường.

Mức độ bệnh cũng ảnh hưởng tới khả năng bạn được bảo vệ trước Covid-19. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, nồng độ kháng thể trong máu của người từng bị bệnh nặng tăng nhanh và đạt đến đỉnh cao hơn.

So sánh miễn dịch sau khi khỏi bệnh và tiêm vắc xin

Tính trung bình, khả năng được bảo vệ sau khi nhiễm bệnh có thể so sánh với việc tiêm vắc xin, ít nhất là trong một thời gian. Nhiều nghiên cứu lớn từ các quốc gia khác nhau đã ghi nhận 6 đến 9 tháng sau khi hồi phục, một người có nguy cơ mắc lại Covid-19 thấp hơn 80 đến 93% so với người khác.

Hai tuần sau liều vắc xin thứ 2, khả năng bảo vệ chống lại nhiễm Covid-19 rất cao – khoảng 90% đối với vắc xin Pfizer và Moderna.

Tiêm phòng tạo ra một sự đột biến lớn của các kháng thể trung hòa – các protein được tạo ra để bám vào các vị trí nhất định của virus SARS-CoV-2. Khi đó, virus bị vô hiệu hóa, không thể lây nhiễm sang các tế bào và tạo ra bản sao.

Hiện vẫn chưa biết vắc xin Covid-19 có khả năng bảo vệ trong bao lâu. Có một số bằng chứng cho thấy tác dụng bảo vệ chống lại bệnh có triệu chứng sẽ suy giảm theo thời gian khi mức độ kháng thể giảm xuống.

Nhưng hiệu quả chống lại trở nặng nghiêm trọng, bao gồm cả nhập viện và tử vong, vẫn ở mức cao cho đến nay, ngay cả khi không có liều tăng cường.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : vắc xin covid-19vaccine Covid-19

Các tin liên quan đến bài viết