Mặc dù Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai dịch vụ 5G thương mại, nhưng chính Huawei của Trung Quốc mới đang thống trị thị trường thiết bị 5G toàn cầu.
Hàn Quốc ra mắt dịch vụ 5G thương mại đầu tiên trên thế giới vào năm 2019. Ngoài ra, các nhà sản xuất điện thoại thông minh Hàn Quốc đã chiếm thị phần cao nhất trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu kể từ năm 2011. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng thành công này là vô nghĩa.
Hàn Quốc mất khả năng cạnh tranh trong ngành công nghiệp 5G |
Hiện tại, nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei đang thống trị thị trường thiết bị 5G toàn cầu.
Năm 2019, Huawei chiếm thị phần lên tới 32,6% trước khi giảm xuống 31,7% vào năm 2020. Các nhà sản xuất thiết bị viễn thông khác như Ericsson (Thụy Điển), Nokia (Phần Lan) và ZTE (Trung Quốc) lần lượt chiếm 29,2%, 18,7% và 11% thị phần thiết bị 5G toàn cầu vào năm ngoái, trong khi Samsung (Hàn Quốc) chỉ chiếm 7,2% thị phần.
Trong quý đầu tiên của năm nay, Samsung đã cung cấp 17 triệu điện thoại thông minh 5G, chiếm 12,7% thị phần. Trong khi đó, Apple, Oppo và Vivo lần lượt cung cấp 40,4 triệu, 21,6 triệu và 19,4 triệu điện thoại thông minh 5G.
Theo Viện Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI), Huawei hiện có 302 bằng sáng chế quan trọng trong ngành công nghiệp 5G, nhiều hơn so với các công ty khác. Thiết bị 5G của Huawei cũng được đánh giá tốt và nó rẻ hơn khoảng 30% so với thiết bị của Samsung, Ericsson và Nokia.
Trước sự phát triển của Huawei, Samsung đã không ngồi yên. Họ đã có những động thái tích cực để dành lấy một số hợp đồng lớn trong thời gian qua.
Chẳng hạn như vào tháng 9 năm ngoái, Samsung đã ký hợp đồng trị giá 6,64 tỷ USD với nhà mạng Verizon của Mỹ để cung cấp thiết bị và giải pháp 5G.
Năm nay, họ tiếp tục ký các hợp đồng tương tự với nhà mạng NTT Docomo của Nhật Bản và SaskTel của Canada. Nhà khai thác viễn thông SaskTel chỉ sử dụng thiết bị của Huawei cho các dịch vụ 3G và 4G của mình trong những năm 2010 và 2020 nhưng lại chọn Samsung cho các dịch vụ 5G của mình.
Tuy nhiên, Huawei vẫn đang hoạt động tốt nhờ vào thị trường nội địa của họ rất lớn và Ericsson và Nokia vẫn rất khó để vượt qua. Sau hợp đồng giữa Samsung và Verizon, Ericsson và Nokia đã ký các hợp đồng tương tự với các nhà khai thác lớn khác của Mỹ, đó là AT&T và T-Mobile.
Gần đây hơn, Mỹ và Nhật Bản đã thành lập quan hệ đối tác để đầu tư 4,5 tỷ USD cho việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ 5G và 6G. Mặc dù các công ty Trung Quốc, châu Âu và Hàn Quốc hiện chiếm 90% thị trường thiết bị 5G toàn cầu nhưng NTT Docomo và Qualcomm cũng đang sở hữu lần lượt 6% và 10% bằng sáng chế 5G.
Trong tương lai, Mỹ và Nhật Bản có khả năng sử dụng các bằng sáng chế để tự phát triển thiết bị 5G và 6G và dẫn đầu trên thị trường toàn cầu.
Nguồn: vietnamnet