Du khách dùng ống nhòm ngắm một ngôi làng của Triều Tiên |
Cách Seoul nửa giờ lái xe lên hướng bắc, dọc theo con đường cao tốc chăng dài dây kẽm gai song song đường biên giới được quân sự hóa nhiều nhất trên thế giới là hai trung tâm mua sắm lớn. Theo hãng tin Reuters, hai khu thương mại này thuộc về thành phố Paju, ngõ vào làng đình chiến Bàn Môn Điếm (Panmunjom) – nơi các quan chức quân sự trong cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950 – 1953 thảo luận về vấn đề đình chiến.
Khách tham quan một khu mua sắm gần khu vực phi quân sự chia cắt hai miền Triều Tiên tại Paju |
Cảm giác bình an
Đến Paju phải có tấm ảnh lưu niệm ở hàng rào ngăn cách |
Đối với anh Park Chol Min (30 tuổi) điều đó chỉ là mối đe dọa suông. “Đó chỉ là màn phô diễn. Tôi nghĩ Triều Tiên sẽ mất nhiều thứ hơn khi biến Seoul thành biển lửa” – anh Park đưa ra nhận xét khi đến thăm một ngôi làng tại Paju. Thành phố Paju bắt đầu thu hút du khách từ những năm 2000 khi chính quyền theo đuổi “chính sách Ánh Dương” và nhận được sự cam kết từ Bình Nhưỡng. Du khách trong và ngoài nước đã đổ xô đến Bàn Môn Điếm để nhìn tận mắt những người lính Triều Tiên đứng canh gác biên giới, đường hầm ngầm do Bình Nhưỡng xây dựng và đến Imjingak để tham quan Cây cầu Tự do vốn là nơi trao đổi tù nhân cuối cuộc chiến tranh Triều Tiên. Tăng trưởng du lịch thậm chí nhảy vọt từ cuối năm 2011 khi hai khu thương mại cao cấp của các tập đoàn bán lẻ Hàn Quốc là Shinsegae và Lotte khai trương tại Paju. Tính riêng năm ngoái đã có hơn 12 triệu lượt khách du lịch ghé thăm thành phố này. Một quan chức phụ trách du lịch tại Paju thậm chí chia sẻ: “Các vụ phóng thử không làm giảm đi sự quan tâm của du khách. Nó đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày tại đây dù thật buồn khi phải nói như vậy”.
Ông Woo Jong Il tự xây hầm trú ẩn bảo vệ bản thân và gia đình vì nhà ở gần đường biên giới hai miền |
Nguồn: tuoitre.vn