Kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7-2017), ngày 24/7, tại đồi Bằng Lăng núi Bà Rá lịch sử, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, Ban liên lạc truyền thống K11 và Đội biệt động Bà Rá – Phước Long tổ chức họp mặt nhằm tưởng nhớ đến công ơn Bác Hồ vĩ đại, anh linh các Anh hùng liệt sĩ và hương linh đồng bào tử nạn trên chiến trường K11, chiến trường Bà Rá – Phước Long.

Các đại biểu đến dự buổi họp mặt

Đến dự có các ông, bà: Trần Tuệ Hiền – Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Tuyết Minh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Quang Toản – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Hữu Luật – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí Thư Tỉnh ủy; Võ Đình Tuyến – nguyên Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Thỏa – nguyên Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Huyện ủy viên, nguyên Đội trưởng Đội Biệt động Bà Rá – Phước Long; Nguyễn Thị Lan Hương – nguyên Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh; Đại tá Trần Quang Triệu – nguyên Phó tư lệnh Quân đoàn 4, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 165, đơn vị chủ lực giải phóng Phước Long; Ni sư Thích Nữ Nhật Khương – Trụ trì Chùa Quang Minh; đoàn Cựu chiến binh Trung đoàn 165; đại diện lãnh đạo các sở ban, ngành; các gia đình chính sách tiêu biểu; các đồng chí cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong; bà con nhân dân thị xã Phước Long; các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân.

Một số tiết mục tại buổi họp mặt

Tại buổi họp mặt, ông Nguyễn Văn Thỏa đã điểm lại một cách tóm tắt về quá trình hình thành và hoạt động cũng như nêu một vài sự kiện liên quan đến K11 và các đội công tác, trong đó ông đề cập nhiều đến Đội biệt động Bà Rá. Ông Nguyễn Văn Thỏa nói, thời gian đã trôi qua hơn 40 năm, rất nhiều tình tiết không thể nhớ hết được nên có khi một số thông tin chưa được đầy đủ, chưa trọn vẹn và ông cũng đã có trao đổi với nhiều người lớn tuổi, hoạt động trước ông. “Tuy còn một số ý kiến khác nhau nhưng theo tôi qua tất cả tình tiết sự kiện diễn ra trên chiến  trường này và với tôi, với tư cách là người trong cuộc, là một nhân chứng lịch sử tôi xin khẳng định rằng, cán bộ, chiến sĩ công tác chiến đấu trên chiến trường K11 và ở Đội biệt động Bà Rá – Phước Long là anh hùng, mưu trí, dũng cảm, dám chấp nhận hy sinh, ý thức tổ chức kỷ luật thật tuyệt vời, không so đo giữa sự sống và cái chết, không đòi hỏi sự đãi ngộ, không công thần, hiến dâng tất cả cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, của Đảng và Bác Hồ vĩ đại đã lựa chọn. Đồng bào Kinh cũng như thương, tuy bị sống trong sự kìm kẹp, o ép của địch nhưng rất gan dạ, nghĩa tình, hy sinh, cống hiến”.

Ông Nguyễn Văn Thỏa – nguyên Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, nguyên Huyện ủy viên, nguyên Đội trưởng Đội Biệt động Bà Rá – Phước Long phát biểu tại buổi họp mặt

“Hôm nay chúng ta họp mặt tại đây nhằm ôn lại truyền thống của một thời kỳ đạn bom, khói lửa, thời kỳ phải đối mặt thường nhật với sự sống và cái chết, biết bao đồng chí, đồng đội đã hy sinh, chúng ta là những người may mắn còn sống. Tuy mỗi người có mỗi hòn cảnh khác nhau nhưng hôm nay tại Đền thờ Bác Hồ, trước anh linh các liệt sĩ đồng đội và hương linh đồng bào yêu quý, chúng ta xin thề rằng, sẽ sống xứng đáng luôn là những công dân tốt, là những đồng đội tốt của nhau. Qúa khứ vinh quang sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu hiện tại ta  không xứng đáng” – ông Thỏa tiếp lời.

Trong phát biểu của mình ông Nguyễn Văn Thỏa cũng có lời nhắn nhủ đến các thế hệ trẻ. Ông nói: “Là thế hệ kế tiếp chúng tôi, các bạn phải sống, chiến đấu, lao động, học tập và công tác với đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”, nên biết rằng không có hôm qua sẽ không có ngày nay và sẽ càng không có ngày mai. Lịch sử là một dòng chảy liên tục, liên tục và bất tận. Thế hệ hôm nay phải xứng đáng để gánh vác và có bổn phận bảo vệ thành quả cách mạng, đưa quê hương đất nước phát triển”.

Ông Nguyễn Hữu Luật – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí Thư Tỉnh ủy Bình Phước phát biểu tại buổi họp mặt

Lời phát biểu của ông Nguyễn Hữu Luật tại buổi họp mặt cũng đã gây cảm giác xúc động cho những người tham dự, nhiều người cảm thấy như được sống lại một thời gian khổ nhưng vô cùng anh dũng, tự hào. Ông Luật nói, ông biết khá rõ và nắm được mọi diễn biến ở chiến trường K11 – Bà Rá Phước Long. Những năm tháng đó ông Luật cũng đã trực tiếp lên núi đột nhập ấp chiến lược vào gặp cơ sở cách mạng để lấy lương thực, thuốc men để phục vụ cho thương binh và bà con trong vùng căn cứ. “Trước cuộc sống sinh hoạt công tác và chiến đấu của các đồng chí, tôi khẳng định: từ chiến trường K11, Bà Rá Phước Long vô cùng ác liệt. Bởi vậy thành tích bám trụ liên tục, vừa công tác, vừa chiến đấu và tự kiếm sống của các chiến sĩ trong điều kiện hết sức gian khó, hết sức ác liệt là rất đáng khen ngợi, rất đáng tự hào”.

Ông Phạm Thụy Luân – Phó chủ tịch UBND thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước phát biểu tại buổi họp mặt

Cũng tại buổi họp mặt, ông Phạm Thụy Luân – Phó chủ tịch UBND thị xã Phước Long cho biết, trên địa bàn thị xã Phước Long hiện nay đã có 1.138 đối tượng có  công được công nhận và được hưởng các chế độ ưu đãi của nhà nước. Công tác giải quyết chính sách tồn đọng sau chiến tranh được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc và đạt nhiều kết quả. Bên cạnh đó, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xây dựng tu bổ nghĩa trang, nhà bia ghi danh liệt sĩ luôn được quan tâm và làm tốt. Việc thực hiện các chế độ đối với người có công, các chính sách ưu đãi về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cải thiện hà ở, tín dụng, việc làm… luôn được các cấp các nghành quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời. Hiện toàn thị xã có 7/7 xã phường được công nhậ làm tốt công tác thương binh liệt sĩ và người có công; 100% gia đình chính sách có mức sống bằng mức sống trung bình trở lên so với đời sống nhân dân nơi cư trú. Nhiều đồng chí thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công đã vượt khó phấn đấu vươn lên bằng ý chí và nghị lực của mình, nhằm ổn định cuộc sống và tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp đổi mới của Đảng. Hiện thị xã cũng đã công nhận trên 200 “người công dân kiểu mẫu” và 102 “gia đình cách mạng gương mẫu”.

Cũng tại buổi họp mặt, Ban tổ chức đã trao Bằng khen của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, quà, hoa cho 31 ông, bà đại diện cho các gia đình có công với cách mạng, những gia đình đã tham gia hoạt động cách mạng, có công cưu mang, nuôi dưỡng cán bộ, chiến sĩ K11 và Đội biệt động Bà Rá – Phước Long.

Ông Nguyễn Quang Toản – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trao Bằng khen cho các đại biểu
Các hành khách thắp hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đồi Bằng

Ông Nguyễn Văn Thỏa – nguyên Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Huyện ủy viên, nguyên Đội trưởng Đội Biệt động Bà Rá – Phước Long cho biết, trong chiến tranh K11 tương đương cấp huyện, K11 được phân công phụ trách địa bàn của Chi khu Phước Bình và thị xã Phước Long. Sau tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, để chỉ đạo sâu sát kịp thời cho phong trào đấu tranh cách mạng trên các vùng chiến lược, Tỉnh ủy Phước Long đã quyết định tách K127 thành 2K là K11 và K17. Ranh giới địa bàn K11 từ Bắc suối Rạt lên Bù Nho, Phước Bình – thị xã Phước Long; K17 từ Nam suối Rạt xuống Phú Riềng và Đồng Xoài. Việc thành lập các K lúc bấy giờ là thực hiện chủ trương phải gần dân, sát dân, nắm chắc tình hình xây dựng lực lượng cách mạng tại chỗ chuẩn bị cho chiến lược tiến công trên cả ba vùng chiến lược một cách tích cực, chủ động và lâu dài. Và để lãnh đạo chỉ đạo các hoạt động quân sự, chính trị và binh vận tại chỗ. Ban thường vụ Tỉnh ủy Phước Long đã quyết định thành lập cấp ủy K11 vào tháng 5/1968, gồm 11 đồng chí, trong đó Ban thường vụ có 5 đồng chí.

Nguồn Khoahocthoidai.vn

Từ khóa : chiến trường K11 – Bà Rá Phước LongĐội biệt động Bà Rá – Phước Longông Nguyễn Hữu Luậtông Nguyễn Văn Thỏa

Các tin liên quan đến bài viết