Hầu hết báo đài khi thông tin về vụ không kích nhằm vào các cơ sở vũ khí hóa học của chính quyền Syria đều tập trung vào Tổng thống Mỹ Donald Trump, phần lớn là tiêu cực. Tiến sĩ Mỹ phân tích trên Tuổi Trẻ Online.

Thuyết âm mưu của truyền thông đối với ông Trump - Ảnh 1.

Sau khi ra quyết định không kích Syria, ông Trump trở thành mục tiêu công kích của báo chí 

Thông tin và bình luận về vụ này trên truyền thông Mỹ lẫn thế giới được diễn giải theo rất nhiều cách khác nhau khiến độc giả rối bời. Rốt cuộc thì vụ không kích ấy có ý nghĩa gì?

Công kích ông Trump

Các đối thủ (của ông Trump) lập tức cho rằng vụ không kích này nhằm bẻ hướng dư luận ra khỏi hàng loạt vụ bê bối cá nhân và chính trị đang vây quanh ông Trump.

Ông bị truyền thông “giội bom” bằng những bê bối tình dục tục tĩu, thông đồng mưu phản với tình báo Nga để đánh bại bà Hillary Clinton năm 2016 và cả những hợp đồng làm ăn gian dối.

Một số đối thủ khác, đặc biệt là những người muốn tranh cử tổng thống 2020, cho rằng vụ không kích là trái hiến pháp và đáng ra phải hỏi ý kiến của Quốc hội. Đó là một dạng “tội danh” khác chống lại ông Trump đối với những người muốn hất ông này khỏi vị trí tổng thống.

Nhiều người đặt dấu hỏi xung quanh bản chất “phẫu thuật” của vụ không kích. Người Nga có vẻ đã được cảnh báo nên họ sẽ không đáp trả. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng dẫn tới việc không đánh trúng lính Nga hay Iran vì sợ sẽ kích động một cuộc chiến toàn diện.

“Tấn công phẫu thuật” (surgical strike) là cụm từ chỉ những cuộc tấn công quân sự nhằm vào các mục tiêu “chính đáng”, đồng thời cố gắng hạn chế những thiệt hại ngoài dự kiến, ví dụ như nhân mạng.

Thuyết âm mưu của truyền thông đối với ông Trump - Ảnh 3.

Người của quân đội chính phủ Syria đến ghi hình thiệt hại của Trung tâm Nghiên cứu khoa học của Syria ở thủ đô Damascus sau khi bị không kích ngày 14-4

Tổng thống Syria Bashar al-Assad không lo ngại gì về vụ tấn công này. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thậm chí còn tuyên bố đây là một vụ tấn công “một lần”, tức sau đó sẽ không có gì xảy ra tiếp theo.

Ông Trump thường bị cáo buộc về việc quá ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Những nhà theo thuyết âm mưu xuất hiện khắp nơi trên những bản tin, cho rằng vụ không kích nhạt nhẽo của Mỹ càng là minh chứng cho sự đồng lõa của ông với người Nga.

Bản thân ông Trump không cảm thấy chút ưng ý nào khi đảo ngược các lệnh cấm vận đặt lên ông Putin. Bằng cách ấy, ông đã đi ngược lại đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley, người đã tuyên bố về cấm vận Nga tại Hội đồng Bảo an.

Thuyết âm mưu cũng không buông tha Thủ tướng Theresa May. Câu chuyện diễn ra theo hướng rằng Mỹ và nhiều nước khác đã đoàn kết, sát cánh với Anh khi người Nga bị buộc tội đầu độc một cựu điệp viên sống ở London.

Vụ không kích vào Syria là do Mỹ, Anh và Pháp khởi xướng. Nhưng phe chống đối đưa nó trở thành một câu chuyện chống “Brexit”. Thủ tướng Theresa May bị cho là tham gia vụ không kích để điều hướng dư luận đừng tập trung vào câu chuyện nỗ lực rút nước Anh khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Báo chí có vô tư?

Vụ không kích Syria khắc họa phiên bản cô đọng về việc nhiều hãng truyền thông Mỹ đã đắm chìm thế nào trong lúc cố gắng bôi nhọ ông Trump, hoặc lật ông khỏi ghế tổng thống.

Truyền thông đúng thật đang “ném mọi thứ họ có thể có vào tường với hi vọng nó sẽ dính lên đó”, kiểu như cứ làm tới và xem mọi thứ thế nào. Có lẽ ông Trump và các đồng sự xứng đáng với điều đó: tỉ lệ ủng hộ về khả năng lãnh đạo của ông ta, theo một nghiên cứu của Trung tâm Pew, chỉ là 30%.

Tuy nhiên, sự đánh giá của công chúng lại không dựa trên thông tin kỹ lưỡng, thậm chí sau khi họ ngốn hết hàng đống nguồn tin tức từ nhiều loại truyền thông khác nhau, sẽ không hề tốt lành gì cho sự dân chủ của người Mỹ, đặc biệt đối với một vị tổng thống hành xử “bất thường”.

Làm thế nào người dân đưa ra những quyết định chính trị với những thông tin sai lệch, mâu thuẫn và lộn xộn như vậy? Họ không thể. Họ đang rút mình khỏi chính trị và tiêu thụ tin tức chọn lọc có chủ đích, vốn phục vụ cho thiên kiến của chính mình. Công chúng đang phân tán một cách sâu sắc.

Một số người có lẽ cho rằng chúng ta đang trộn lẫn tin thời sự với bình luận vào nhau. Nhưng, như một phần tiêu cực hóa, tin tức ngày càng trở nên thiên kiến, chủ quan, xóa nhòa ranh giới ấy.

Tất cả điều này càng tồi tệ thêm vì những tay bình luận trên truyền thông xã hội cũng như những sự thiên kiến, che giấu ẩn sau những bài đăng về sự kiện chính trị trên Facebook, YouTube, Twitter và Google. Điều này phải dừng lại. Truyền thông tin tức cần trở về với báo chí chuyên nghiệp trước thời ông Trump và Obama.

95% là tiêu cực

New York Times, Washington Post và CNN được cho là đã đưa tin tiêu cực về ông Trump từ năm 2016. Những nguồn tin hàng đầu ở Mỹ, dựa trên một nghiên cứu đáng tin của Đại học Harvard, cho thấy có gần 95% thông tin về ông Trump là tiêu cực.

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : chính quyền Syriaông TrumpSyriathuyết âm mưuvũ khí hóa học

Các tin liên quan đến bài viết