Cộng đồng khoa học công nghệ vừa ghi nhận một thành tựu đáng kể của các nhà khoa học Úc khi tìm ra cách lưu trữ ánh sáng theo cách tương tự lưu trữ âm thanh.


                    Lần đầu tiên đã có thể lưu trữ ánh sáng như âm thanh

Ảnh

Theo trang tin Science Alert, phương thức chuyển đổi để lưu trữ này được cho là rất cần thiết nếu chúng ta muốn chuyển đổi từ hệ thống các máy tính điện tử hiện tại vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu sử dụng sang các máy tính lượng tử có khả năng xử lý dữ liệu với tốc độ ánh sáng.

Các máy tính lượng tử có khả năng hoạt động nhanh hơn ít nhất 20 lần so với tốc độ chiếc laptop hiện nay của bạn. Đó là chưa kể máy tính lượng tử cũng sẽ không sinh nhiệt hoặc tiêu hao năng lượng như các thiết bị điện tử hiện tại.

Đó là bởi vì về mặt lý thuyết, các máy tính lượng tử sẽ xử lý dữ liệu ở dạng các photon thay vì các electron.

Chúng ta nói là về mặt lý thuyết, bởi lẽ dù trên thực tế các “ông lớn” công nghệ như IBM và Intel đã và đang theo đuổi điện toán lượng tử, nhưng việc chuyển đổi này hiện vẫn đang là chuyện “nói dễ hơn làm”.

Việc mã hóa thông tin thành các photon đã trở nên đơn giản với các hãng công nghệ. Như chúng ta thấy hiện tại người ta đã truyền tải thông tin qua hệ thống cáp quang.

Tuy nhiên để tìm ra cách thức khiến một chip máy tính có thể trích xuất và xử lý các thông tin được lưu trữ ở dạng photon thì vẫn còn là vấn đề vô cùng khó khăn.

Hiện chưa có bộ vi xử lý nào có khả năng xử lý được các dữ liệu thông tin lưu trữ dạng photon vì tốc độ quá nhanh của nó.

Đây chính là lý do mà các thông tin dạng  photon truyền tải qua cáp quang Internet hiện nay vẫn đang được chuyển hóa thành các electron tốc độ chậm hơn để chip máy tính xử lý được.

Tuy nhiên có một lựa chọn thay thế khác tốt hơn giải pháp đó là “kéo chậm” tốc độ của thông tin “ánh sáng” xuống bằng tốc độ của các sóng âm thanh.

Đây chính là những gì mà các nhà khoa học thuộc Đại học Sydney ở Úc vừa làm được.

Với phương pháp đó, các máy tính vừa có thể tận hưởng những lợi ích của dữ liệu được truyền phát bằng ánh sáng – bao gồm tốc độ cao, không sinh nhiệt do điện trở, không bị nhiễu bởi bức xạ điện từ – nhưng vẫn có thể khiến cho dữ liệu đó có tốc độ đủ chậm để các chip máy tính hiện nay có thể xử lý.

Một trong các thành viên của nhóm nghiên cứu, ông Moritz Merklein, nói: “Để các máy tính lượng tử trở thành hiện thực trong thị trường, dữ liệu dạng photon trên chip cần phải được làm chậm lại để có thể xử lý, định tuyến, lưu trữ và tiếp cận”.

Một thành viên khác của nhóm là ông Benjamin Eggleton nói thêm: “Đây là bước quan trọng hướng tới lĩnh vực xử lý thông tin quang học vì khái niệm này có thể đáp ứng toàn diện mọi yêu cầu của các hệ thống truyền thông quang học hiện tại và trong tương lai”.

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : khoa học công nghệlưu trữ ánh sángthiết bị điện tửxử lý

Các tin liên quan đến bài viết