Dù thỏa hiệp Phi-Trung gây bất lợi cho Mỹ và việc giải quyết vấn đề Biển Đông.

Tình hình Biển Đông đang chuyến biến nhanh chóng, từ khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte quyết định cài đặt lại quan hệ với Trung Quốc.

Hải quân Mỹ không thể bỏ Biển Đông cho Trung Quốc - ảnh 1Trung Quốc đã mở bãi cạn Scaborough cho ngư dân Philippines vào đánh bắt cá

Trung Quốc để ngư dân Philippines vào đánh cá tại Scarborough

Theo những thỏa hiệp trong chuyến đi phá băng của ông Duterte sang Trung Quốc từ 18-22/10 năm nay, từ ngày 26/10 đến nay, theo một số nguồn tin, đã có 8 nhóm tàu thuyền của ngư dân Philippines vào đánh cá phía trong ngư trường truyền thống bãi cạn Scarborough mà không bị các tàu của hải cảnh Trung Quốc xua đuổi. Bãi cạn Scarborough là ngư trường truyền thống giàu hải sản, rộng khoảng 150 km2, cách đảo Luzon của Philippines 120 dặm.

Trong phán quyết ngày 12/7 năm nay, Tòa trọng tài thường trực (PCA) đã khẳng định rằng “ngư dân từ Philippines đã có quyền đánh cá truyền thống ở Bãi Scarborough và rằng Trung Quốc đã ngăn chặn các quyền này bằng cách hạn chế việc tiếp cận khu vực này. Tòa cũng khẳng định rằng các tàu chấp pháp của Trung Quốc gây ra một số rủi ro va chạm nghiêm trọng một cách bất hợp pháp khi họ đã trực tiếp cản trở các tàu của Philippines”. Mặc dù phán quyết PCA có lợi cho Philippines và không nghi ngờ gì nữa chính quyền Manila đã xem các phán quyết này như đòn bẩy ngoại giao mà Trung Quốc phải tính đến. Bắc Kính muốn làm chìm phán quyết của PCA càng nhanh càng tốt.

Để làm vừa lòng nước chủ  nhà khi thăm Bắc Kinh, ông Duterte đã tuyên bố rằng các phán quyết PCA chỉ là một “tờ giấy có bốn góc”. Ông Duterte tại Bắc Kinh còn tuyên bố đường lối “thoát Mỹ, thân Trung”. Theo trang mạng “mironline.com” cuối tháng 11 vừa rồi, Philippines gần đây đã lựa chọn cách tiếp cận mềm dẻo và hợp tác với Trung Quốc để tìm kiếm lợi ích trong vấn đề liên quan đến Bãi cạn Scarborough.

Người Trung Quốc có một triết lý khá độc đáo “Người nhường ta một bước, ta nhường người một trượng”. Khi ông Duterte thăm Bắc Kinh, phía Trung Quốc đã cam kết một khoản đầu tư và tín dụng lớn đối với Philippines. Có nguồn tin cho biết tổng số tiền Trung Quốc cam kết đầu tư hoặc cho chính quyền Duterte vay ưu đãi lên tới 34 tỷ USD. Nhưng có một vài nguồn tin khác cho rằng con số khoảng 15-17 tỷ USD. Điều chắc chắn là ông Duterte gặt hái khoảng 9 tỷ USD để xây dựng hoặc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của Philippines, điều mà ông Duterte từng cam kết với cử tri khi vận động tranh cử tổng thống.

Tại Bắc Kinh và trong cuộc gặp cấp cao với Chủ tịch Trung Quốc bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Lima vừa qua, Rodrigo Duterte chắc chắn thoả hiệp với Trung Quốc trong việc giải quyết các tranh chấp biển giữa hai nước. Mục tiêu của Bắc Kinh là sử dụng Philippines làm điểm đột phá trong vấn đề Biển Đông. Mới đây Thủ tướng Malaysia Najib Razak quyết định đặt nước này vào quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc. Một mục tiêu quan trọng của Trung Quốc là cô lập Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, đồng thời phá tập hợp lực lượng do Mỹ chủ xướng.

Điểm quan trọng là việc chiến thắng của ông Trump sẽ có tác động lớn đối với vị thế của Mỹ ở châu Á cũng như quan hệ giữa Mỹ với các nước Đông Nam Á/ASEAN và vấn đề Biển Đông. Trong khi khó có thể đoán trước được chính sách đối ngoại của Trump sẽ ra sao nhưng vẫn có thể xác định những thay đổi có thể có trong chính sách Đông Nam Á của Mỹ cũng như những nguồn gốc bất trắc quan trọng, hai tháng trước khi Trump bắt đầu nhiệm kì của mình.

Để tạo thuận lợi cho Rodrigo Duterte tranh thủ dư luận trong nước giữa lúc người dân Philippines đỏ mắt theo dõi những chuyển động của quan hệ Phi-Trung, Bắc Kinh đã nới lỏng sự kiểm soát bãi cạn Scaborough – biểu tượng của sự tranh chấp hai nước từ năm 2012.

Ngày 20/11 vừa rồi, Chủ tịch Trung Quốc tập Cận Bình nói rằng ngư dân Philippines sẽ được phép tiếp cận bãi cạn Scarborough để đánh bắt thủy sản. Tại cuộc gặp bên lề APEC, ông Tập còn đề xuất Trung Quốc và Philippines tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác hải dương tại vùng biển nêu trên; cam kết giúp đỡ ngư dân Philippines mở rộng ngành nghề thủy sản.

Hải quân Mỹ không thể bỏ Biển Đông cho Trung Quốc - ảnh 2 Tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc rất vừa lòng khi Duterte tuyên bố “thoát Mỹ, thân Trung” và hợp tác giải quyết vấn đề Biển Đông

Một đòn hiểm của Bắc Kinh đối phó với Mỹ

Cùng theo trang mạng “mironline.com”, nếu Trung Quốc có thể khiến Philippines trở thành đồng minh của mình và đưa Manila vào quỹ đạo để chống lại Mỹ thì vị thế của Bắc Kinh trong khu vực sẽ càng gia tăng, đồng thời thu hẹp ảnh hưởng của Washington. Hơn nữa, việc Trung Quốc cho phép các tàu đánh cá của Philippines vào khu vực Bãi cạn Scarborough đồng nghĩa với việc họ nghiễm nhiên khẳng định mình có quyền đối với khu vực này. Việc Philippines – quốc gia đệ đơn kiện Trung Quốc về Biển Đông – ngả về phía Bắc Kinh sẽ càng khiến cho khả năng Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa trở nên khó khả thi hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, các hành động của Trung Quốc không hoàn toàn có lợi cho chính họ. Việc Trung Quốc chấm dứt hoạt động bao vây tại bãi cạn Scarborough cho thấy Bắc Kinh đã có những nhượng bộ nhất định với Manila. Sự hiện diện của Philippines trong khu vực cũng cản trở các hoạt động của Trung Quốc, nhất là mục tiêu xây dựng một đường băng quân sự tại bãi cạn này, và xa hơn là một căn cứ quân sự có tầm bắn vươn tới Manila.

Đối với tình hình Biển Đông, 2017 sẽ là một năm phức tạp khó lường. Chính quyền Trump có thể không quan tâm trực tiếp đến Đông Nam Á như chính quyền tiền nhiệm. Nhưng hải quân Mỹ chắc chắn không rời bỏ Biển Đông, nhằm ngăn chặn Trung Quốc độc bá Biển Đông, đồng thời giám sát các hoạt động tàu ngầm của Trung Quốc dưới độ sâu 5.000 mét của vùng biển này. Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc mang tên lửa đạn đạo có thể bắn tới lãnh thổ Mỹ là một mối đe dọa an ninh mà Washingon không thể xem thường./.

Người bình luận

Từ khóa : philippinesthỏa hiệp Phi-Trungtổng thốngtrung quoc

Các tin liên quan đến bài viết