Bất ngờ bị xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân… là triệu chứng mọi người thường gặp và ít để tâm. Nhưng đây có thể lại là dấu hiệu báo động tích cục máu đông.

Kỳ 3: Giật mình trước những dấu hiệu báo động tích cục máu đông - Ảnh 1.

Xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân… triệu chứng bình thường dễ bị bỏ qua

Dấu hiệu tích “cục máu đông”

Cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch có xu hướng tích tụ ngầm và phát triển chậm theo thời gian. Đó là lý do nhiều người không biết mình có “cục máu đông” đến khi nó phát triển “đủ” để hạ gục người bệnh bằng dấu hiệu cụ thể và gây ảnh hưởng sức khỏe.

Bất ngờ bị xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân… rồi trở lại bình thường là triệu chứng quen thuộc ở mọi đối tượng khi họ thiếu ngủ, đứng hoặc ngồi quá nhanh…

Vì vậy, nhiều người lầm tưởng đó là hiện tượng bình thường và dễ dàng bỏ qua. Nhưng đó lại là dấu hiệu ban đầu cảnh báo các mảng xơ vữa động mạch kết dính với tiểu cầu và sợi tơ máu (fibrin) tích tụ thành cục máu đông gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu và thiếu máu não cho cơ thể.

Nhiều mẹo dân gian như cạo gió, chườm nóng được sử dụng cho các triệu chứng trên nhưng không hiệu quả, dễ dàng đánh mất “thời gian vàng” và cơ hội phục hồi lý tưởng.

Mối nguy rình rập tuổi trung niên

Đột quỵ ngày càng “trẻ hóa” ở lứa tuổi mắc phải, đặc biệt ở tuổi “tứ tuần”. Nhiều người đã nghe về việc họ hàng bỗng nhiên qua đời đột ngột vì đột quỵ. Hay người thân đang sinh hoạt, làm việc bình thường bỗng than mệt, chóng mặt dữ dội, yếu nửa người. Có người đột quỵ bất ngờ ngã trong nhà tắm, ngoài đường, lúc làm việc hay thậm chí đang chơi thể thao.

Chưa kể đến guồng quay của công việc, nhu cầu vật chất tinh thần khiến mỗi người hối hả lo toan, kéo theo lối sống không lành mạnh. Thời gian dài sẽ dẫn đến việc tích tụ cục máu đông, xơ vữa động mạnh gây đột quỵ.

Theo thống kê của Mỹ, cứ 10 người đột quỵ thì 7 người không thể quay trở lại công việc trước đây. Hiện nay y khoa đã tiến bộ hơn nhiều để tăng cơ hội điều trị cho bệnh nhân nhưng nếu không phòng ngừa sự tích tụ của cục máu đông thì đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào và trở thành gánh nặng chăm sóc cho gia đình, người thân.

Kỳ 3: Giật mình trước những dấu hiệu báo động tích cục máu đông - Ảnh 2.

Cần có lối sống lành mạnh để tránh nguy cơ hình thành cục máu đông

Tích sức khỏe, chia rẽ máu đông

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngăn chặn ngay từ sớm để “cục máu đông” không có cơ hội tấn công. Nếu còn trẻ, hãy thiết lập thói quen sống lành mạnh: vận động, sinh hoạt theo chế độ để hạn chế tối đa sự tích tụ “cục máu đông”. Và không nên chủ quan cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà bỏ qua việc chủ động phòng ngừa, thăm khám sớm tại các cơ sở y tế khi có biểu hiện của bệnh lý đột quỵ.

Để điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp hơn thì cần lựa chọn đúng sản phẩm hỗ trợ. Các sản phẩm có chứng nhận JNKA (Japan Nattokinase Association) là một lựa chọn. Hiện nay, Việt Nam chỉ có một nhãn hàng duy nhất vượt được qua các vòng kiểm tra, đánh giá nghiêm ngặt của JNKA, đảm bảo về chất lượng và độ an toàn trong phòng ngừa đột quỵ là NattoEnzym của Dược Hậu Giang.

Dấu mộc JNKA xuất hiện trên bao bì của 3 sản phẩm chính là lời cam kết về chất lượng đạt tiêu chuẩn Nhật Bản. Logo trên bao bì còn là cách nhận diện chất lượng của sản phẩm, phân biệt thật giả và giúp người tiêu dùng tin chọn.

Là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, Dược Hậu Giang luôn chú trọng nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản phẩm để đem đến cuộc sống khỏe đẹp hơn cho người tiêu dùng. Đặc biệt với dòng sản phẩm giúp hỗ trợ làm tan cục máu đông, tăng tuần hoàn máu từ đó giảm nguy cơ đột quỵ, NattoEnzym lại càng được doanh nghiệp chú trọng, quan tâm đầu tư.

Cùng với quy trình sản xuất, nguồn nguyên liệu đạt chuẩn, quá trình đánh giá khắt khe bởi hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA). Dòng sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ của Dược Hậu Giang đã đạt chứng nhận cao nhất và trở thành sản phẩm được minh chứng về tính an toàn.

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : cục máu đôngTắc nghẽn mạch máuTuổi trung niên

Các tin liên quan đến bài viết