Mặt trời nhân tạo lớn nhất thế giới ở Đức sử dụng các đèn chiếu năng lượng cao thay vì năng lượng hợp hạch |
Ông Song Yuntao, nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Trung Quốc, mới đây tuyên bố trong vòng 5 năm tới nước này sẽ đạt được bước tiến lớn trong công nghệ mặt trời nhân tạo, báo South China Morning Post (SCMP) đưa tin. Theo đó, một lò phản ứng thử nghiệm sẽ được xây dựng, mở đường cho việc sản xuất năng lượng sạch thay thế cho Trung Quốc trong vòng 50, 60 năm tới. Nếu đúng như vị này tuyên bố, đây sẽ là một bước tiến vượt bậc nữa của Trung Quốc, bỏ lại những nước lớn khác như Mỹ, Đức, Pháp…
Mặt trời nhân tạo lớn nhất thế giới ở Đức
Tháng 3-2017, các nhà khoa học ở Đức đã khởi động cỗ máy được mệnh danh là “mặt trời nhân tạo lớn nhất thế giới”. Khác với dự án mặt trời nhân tạo của Trung Quốc, dự án của Đức đơn giản hơn khi sử dụng 149 đèn chiếu năng lượng cao. Những cụm đèn này có thể tạo ánh sáng gấp 10.000 lần cường độ bức xạ mặt trời trên bề mặt Trái đất, nhiệt độ tại điểm bị chiếu có thể lên tới 3.0000C, theo báo Telegraph. |
Một chút hoài nghi
Giáo sư Liu Yuxin, chuyên gia về lĩnh vực vật lý hạt nhân tại ĐH Bắc Kinh, tỏ ra nghi ngờ một nhà máy điện dựa trên công nghệ hợp hạch có thể đi vào hoạt động trong vòng nửa thế kỷ tới. “Hợp hạch không phải là vấn đề thuần túy khoa học hay công nghệ, mà ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác. Nó chỉ nên là sự lựa chọn cuối cùng” – ông Liu nhấn mạnh. |
Nguồn: tuoitre.vn