Sự phối hợp giữa các ngành vận tải, hàng không, du lịch, thương mại dịch vụ vẫn còn bị chia cắt, chuỗi giá trị thực hiện được ở tour du lịch trong và ngoài nước về cơ bản vẫn ngành nào hưởng thụ lợi nhuận của ngành đó.

Việt Nam là một đất nước có tiềm năng lớn về du lịch. Một ví dụ cụ thể: Chỉ trong 9 ngày nghỉ Tết âm lịch Nhâm dần 2022, các địa phương đã đón 6,1 triệu khách du lịch nội địa, trong đợt thí điểm đón khách quốc tế, chúng ta cũng đón 9 nghìn khách du lịch các nước. Doanh thu thực hiện được là 25 nghìn tỷ đồng.

Thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn trong phòng dịch và phát triển kinh tế, ngành du lịch cũng như các ngành khác đã vượt qua khó khăn, trở ngại để thực hiện các mục tiêu của ngành trong năm 2022: Đón 65 triệu khách du lịch trong đó có 5 triệu khách quốc tế, tổng thu đạt 400 nghìn tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng nếu có nhiều giải pháp tốt thì cũng có thể vượt qua được.

Mở cửa du lịch, hiến kế để du khách 'móc hầu bao'
Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế và nội địa. 

Câu hỏi đặt ra, trong năm nay và những năm tiếp theo khách nội địa và khách quốc tế đi đến các địa điểm không chỉ để ăn nghỉ, vui chơi, ăn uống tại chỗ mà họ còn đi đến các nơi để thăm quan, mua sắm, hưởng các dịch vụ khác mà họ có nhu cầu.

Chính vì lý do này phải đặt vấn đề muốn đạt được hiệu quả cao trong phục vụ thì “ngành du lịch phải luôn luôn gắn với thương mại và dịch vụ”. Đây là đòi hỏi tất yếu khách quan trong quá trình phát triển du lịch ở Việt Nam ngày càng bền vững và có hiệu quả vững chắc.

Đồng thời cũng là nhu cầu của các địa phương, các doanh nghiệp khi đón tiếp khách du lịch đến với mình. Câu hỏi đơn giản đó là ngoài chi tiêu cho dịch vụ lưu trú… tại khách sạn thì du lịch các địa phương phải phối hợp với các ngành, trong đó có ngành thương mại bao gồm siêu thị, trung tâm thương mại, chợ và các nơi tham quan mua sắm khác.

Rõ ràng sự đa dạng của hàng hoá tiêu dùng mới lạ cùng những món quà lưu niệm tại các địa phương phải được hết sức quan tâm, đầu tư, tạo sức thu hút mạnh mẽ đối với các du khách. Nói theo kiểu dân gian là: Làm thế nào để khách móc hầu bao tiêu bằng hết tiền trong túi.

Thành công được hay không chính là sự chuẩn bị hết sức chu đáo của 2 ngành thương mại với các công việc phức tạp, mang tính khoa học cao như: Bố trí tour đi một cách hợp lý, khoa học để khách đến được các điểm tham quan mua sắm một cách thoải mái trong lịch trình của mình.

Riêng đối với ngành thương mại, cần chuẩn bị quỹ hàng hoá phù hợp với từng khách hàng trong nước và nước và nước ngoài. Hàng hoá phải luôn luôn đổi mới, lắng nghe ý kiến của khách một cách cầu thị và tư duy đổi mới.

Mở cửa du lịch, hiến kế để du khách 'móc hầu bao'
Người dân tắm biển ở Đà Nẵng. 

Chất lượng hàng hóa phải đảm bảo, mang tính đặc trưng nổi tiếng của địa phương và các vùng miền trên cả nước. Bao gói hàng hóa cho khách nhanh chóng và đảm bảo mỹ thuật. Thực hiện khẩu hiệu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” tạo niềm tin bền vững, những sự phục vụ trong quá trình lưu lại cần tạo dấu ấn với mọi đối tượng khách hàng dù là khó tính nhất. Phương châm khách hàng tuyên truyền, quảng bá cho thương hiệu và hàng hoá của mình là tốt nhất.

Trong câu chuyện ở trên, chúng ta đề cập là 2 ngành cần sự phối hợp đồng bộ, chân thành mang tính hợp tác chia sẻ cao. Câu chuyện về lợi ích trong sự phối hợp này có lẽ cũng phải đề cập tới, mặc dù có thể rất mới mẻ bởi du lịch Việt Nam hiện nay. Đó là sự phối hợp giữa các ngành vận tải, hàng không, du lịch, thương mại dịch vụ vẫn còn bị chia cắt, chuỗi giá trị thực hiện được trong tour trong và ngoài nước về cơ bản ngành nào hưởng thụ lợi nhuận của ngành đó chưa cùng nhau bàn cách chia sẻ lợi nhuận một cách nhân văn và minh bạch, công khai như một số nước đã làm.

Một ví dụ cụ thể: Tấm vé máy bay giá rẻ của hãng hàng không một nước không chỉ đơn thuần là sáng kiến để nhằm thu hút khách cho riêng mình, mà là có sự bàn bạc thấu đáo giữa các hãng hàng không với ngành du lịch, thương mại ở nước đó.

Hãng hàng không ngoài việc thu tiền vé máy bay mà họ còn được hưởng thêm lợi nhuận do sự chia sẻ lợi nhuận của các khách sạn, của hàng, siêu thị đã phục vụ khách khi sức hút du lịch được tăng lên gấp bội với giá vé máy bay cực kì hấp dẫn.

Qua câu chuyện ở trên cho ta thấy một điều là sự kết hợp hữu cơ và tất yếu khách quan của 2 ngành thương mại du lịch và các ngành khác như hàng không, vận tải bộ, hải quan,… Đây là vấn đề không phải mới, nhưng chưa phải là phổ biến và càng không phải là dễ làm bởi trong catalog du lịch giới thiệu với khách ở hầu hết các địa phương ở Việt Nam chỉ đơn thuần là các danh lam thắng cảnh đưa khách đến. Vì thế, chưa có các địa điểm vừa tham quan vừa mua sắm như các nước phát triển đã làm trước chúng ta từ nhiều năm nay.

Hiệu quả của việc đón khách du lịch chỉ trọn vẹn và hiệu quả, tạo giá trị gia tăng chung khi cả khách sạn nhà hàng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đều có doanh thu và lợi nhuận trong các mùa du lịch hàng năm của một đất nước.

Việt Nam chúng ta đi sau, cần học hỏi cách suy nghĩ, cách làm của các quốc gia đi trước góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ đón khách du lịch trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Chúng ta tin tưởng trong 5 – 10 năm tới Việt Nam trở thành một địa điểm có danh hiệu là: “Thiên đường du lịch, tham quan, mua sắm hàng hoá” của khu vực châu Á và thế giới.

Những chính sách ở tầm vĩ mô của nhà nước và sự cố gắng chủ quan của các doanh nghiệp thương mại du lịch chắc chắn sẽ gặt hái những quả ngọt đầu mùa sau 2 năm đại dịch 2020 – 2021.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : du lịchMở cửa du lịch

Các tin liên quan đến bài viết