Đó là nội dung được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ thông tin tại Hội nghị giao ban với giám đốc các Sở GD-ĐT diễn ra ngày 20/9.

Hội nghị nhằm tập trung trao đổi tình hình triển khai công tác dạy học ứng phó dịch Covid-19 của các địa phương, sau gần 1 tháng khai giảng năm học mới.

Xây dựng kịch bản dạy học theo từng tháng, phù hợp với từng vùng

Tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ lưu ý từng tỉnh, thành cần tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế theo từng thời điểm, từng vùng. Theo đó, xây dựng phương án, kịch bản tổ chức dạy học không chỉ tính bằng năm mà theo học kỳ, thậm chí là từng tháng.

Bộ GD-ĐT sẽ tập huấn dạy học trực tuyến cho giáo viên trong tuần này

Tuỳ điều kiện thực tế diễn biến dịch, các địa phương/địa bàn cần linh hoạt áp dụng phương thức dạy hoc trực tiếp, trực tuyến và dạy học qua truyền hình. Trong đó, với những vùng học sinh không thể tới trường, ưu tiên dạy học trên truyền hình với lớp 1, lớp 2; học sinh lớp 3 đến lớp 12 sẽ chủ đạo là học trực tuyến và bổ trợ học trên truyền hình.

Thứ trưởng Độ cho hay, với sự đóng góp của các Sở GD-ĐT cho kho bài giảng truyền hình, học liệu dùng chung, dự kiến tháng 10 sẽ có hệ thống bài dạy trên truyền hình phục vụ học sinh các lớp 1, 2, 6 cả nước học tập.

Tập huấn dạy học trực tuyến cho giáo viên 

Nhấn mạnh cần kiên trì mục tiêu chất lượng trong cả dạy học trực tiếp và trực tuyến, Thứ trưởng Độ cho biết, trong tuần này, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức tập huấn về dạy học trực tuyến cho giáo viên.

Với những công văn hướng dẫn thực hiện chương trình ứng phó với dịch Covid-19, ông Độ lưu ý, đó là các chương trình dùng chung trên cả nước, không phải chỉ dành cho nơi có dịch, đo đó các nhà trường đều cần triển khai thực hiện. Những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu và những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm không được tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ. Những nội dung này cũng sẽ không có trong bài thi tốt nghiệp THPT.

Bộ GD-ĐT sẽ tập huấn dạy học trực tuyến cho giáo viên trong tuần này

Lưu ý có cơ chế kiểm tra chất lượng dạy học trực tuyến, Thứ trưởng Độ đồng thời yêu cầu các Sở GD-ĐT có kế hoạch ôn tập hiệu quả cho học sinh khi các em quay trở lại trường. Việc tạo thuận lợi để học sinh được học tập tại địa phương, giảm tối đa ảnh hưởng đến tâm lý học trò và thực hiện nghiêm quy định về các khoản thu, đặc biệt là khoản thu ngoài học phí cũng là các nội dung được lãnh đạo Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương thực hiện tốt.

Thành lập tổ hỗ trợ các môn học tích hợp

Trong năm học này, để hỗ trợ các địa phương trong triển khai thực hiện chương trình phổ thông mới, Bộ GD-ĐT sẽ thành lập tổ hỗ trợ các môn học tích hợp. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị Sở GD-ĐT các tỉnh cũng thành lập tổ hỗ trợ chuyên môn này.

Thứ trưởng mong rằng, các địa phương sẽ tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, để thực hiện thành công năm học 2021-2022.

Thống kê báo cáo của các Sở GD-ĐT, tính đến ngày 20/9, ở cấp Tiểu học, có 25 tỉnh, thành phố chưa tổ chức dạy học trực tiếp. Cả nước có 7.478 cơ sở giáo dục cấp tiểu học đã tổ chức dạy trực tiếp; 5.047 trường dạy trực tuyến; 8.967 trường tổ chức cho học sinh học qua truyền hình.

Cấp trung học có 23 tỉnh, thành phố chưa tổ chức dạy học trực tiếp; 40 tỉnh đã dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến; một số địa phương kết hợp cả 2 hình thức này. Trong đó, cấp THCS có 5.873 trong tổng số 9.763 trường (bao gồm trường có nhiều cấp học và cấp học cao nhất là THCS) đã tổ chức dạy học trực tiếp (chiếm 60,16%); 4.509 trường dạy học trực tuyến (chiếm 46,18%); 571 trường dạy học qua truyền hình (chiếm 10,37%); 466 trường chưa tổ chức triển khai dạy học.

Cấp THPT có 1.207 trên tổng số 2.876 trường tổ chức dạy học trực tiếp (chiếm 41,97%); 1.639 trường dạy học trực tuyến (chiếm 56,99%); 102 trường dạy học qua truyền hình (9,27%); 48 trường chưa triển khai tổ chức dạy học.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : bộ GD-ĐTdạy trực tuyếnhọc onlinehọc trực tuyến

Các tin liên quan đến bài viết