Theo GS Nguyễn Văn Kính, người đã từng bị sốc phản vệ với bất cứ dị nguyên nào từ thực phẩm tới thuốc (không có trong thành phần vắc xin) đều thuộc nhóm cẩn trọng tiêm vắc xin Covid-19.

Quá trình sàng lọc trước tiêm vắc xin Covid-19 có quá thận trọng, trong khi ở nhiều nước, người có bệnh ….

Chị Nguyễn Mai Lê (34 tuổi, Hà Nội) từng có tiền sử sốc phản vệ sau khi ăn nhộng tằm. Chị rất băn khoăn việc có nên đăng ký tiêm vắc xin Covid-19 hay không?

TS Phạm Quang Thái – Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, trước đó, tại quyết định 3445/QĐ-BYT – những người bị tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên (do bất kỳ dị nguyên nào) thuộc diện chống chỉ định tiêm chủng vắc xin cùng loại.

Tuy nhiên, hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế thì chỉ các đối tượng từng phản vệ với vắc xin cùng loại và người có chống chỉ định với các thành phần của vắc xin mới thuộc diện chống chỉ định tiêm vắc xin Covid-19.

Còn những người đã từng sốc phản vệ với tác nhân thuốc nào đó đã xác định, thực phẩm vẫn có thể tiêm vắc xin Covid-19 nhưng phải tiêm ở cơ sở y tế có đủ điều kiện đảm bảo cấp cứu nếu có tình huống phản vệ.

GS Nguyễn Văn Kính – nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, cho biết, Quyết định 3802  ngày 10/8 của Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn tiêm chủng mới nhất. Quyết định này có nhiều điểm mới, mở rộng đối tượng được tiêm vắc xin hơn so với trước đó.

Quyết định này cũng nêu rõ những trường hợp trì hoãn tiêm chủng là những người có tiền sử rõ ràng – đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng; đang mắc bệnh cấp tính (sốt, ung thư đang điều trị…) khi hết các triệu chứng có thể tiêm lại được.

Sốc phản vệ thực phẩm có tiêm vắc xin Covid-19 được không?
Tiêm vắc xin Covid-19 tại TP.HCM. 

Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần và qua 13 tuần có thể đăng ký tiêm vắc xin nếu cá nhân họ mong muốn.

Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích, nếu đồng ý tiêm chủng, cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.

Nhóm các trường hợp thuộc đối tượng trì hoãn tiêm chủng này có sự thay đổi lớn so với các hướng dẫn trước đó.

Đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin Covid-19 – người có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng Covid-19 cùng loại (lần trước); người có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Các đối tượng cần thận trọng khi tiêm chủng – người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền, bệnh mạn tính; mất tri giác, mất năng lực hành vi; phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần.

Tại điểm tiêm, người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống: Nhiệt độ <35,5 độ C và >37,5 độ C; Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút; Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế); Nhịp thở > 25 lần/phút.

Để an toàn khi tiêm vắc xin, GS Kính cho biết việc khám sàng lọc là bước rất quan trọng. Khám sàng lọc có mục đích phân loại các đối tượng trong tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, bảo đảm an toàn tiêm chủng.

Lợi ích của tiêm vắc xin Covid-19 trong phòng bệnh là quá rõ ràng. Nhưng việc tiêm chủng sẽ chỉ được thực hiện cho những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng. Trì hoãn tiêm chủng cho những trường hợp có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn tiêm chủng.

Nhân viên y tế khi thực hiện khám sàng lọc nếu nhận thấy ở điểm tiêm chưa đủ điều kiện cần chuyển tuyến tiêm chủng đến cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ cho những trường hợp có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ nguyên nhân gì. Những người có tiền sử dị ứng hay sốc phản vệ đều phải khai báo với bác sĩ sàng lọc cụ thể để được tư vấn kỹ trước khi tiêm.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : điều trị covidVắc xin covid

Các tin liên quan đến bài viết