Thông tin một bệnh viện ở Hà Nội làm dịch vụ test phản ứng, sốc phản vệ cho người dân trước khi tiêm vắc xin Covid-19 với giá 1,1 triệu đồng/lượt lan truyền mạnh. Việc test trước khi tiêm vắc xin Covid-19 có đúng chuyên môn và có tác dụng không?
Nóng chuyện test phản vệ trước tiêm vắc xin Covid-19, có tác dụng thật không?
Ảnh minh hoạ

MXH đang lan truyền bài viết được cho là thông tin trải nghiệm của một người đi tiêm vắc xin Covid- 19 tại BV E “may mà mà test dị ứng, không tiêm luôn là đi rồi”.

Theo đó, một người dân đi tiêm vắc xin Covid-19 tại một bệnh viện công ở Hà Nội, người này có tiền sử dị ứng khi ăn ba ba, cua đá bị đau bụng buồn nôn, nổi mề đay và hơi phù mặt. Khi khai tiền sử như vậy, bác sĩ kết luận bị phản vệ giữa độ 1 và độ 2, khuyến nghị nên test dị ứng trước khi tiêm.

Sau khi test dị ứng với giá hơn 1,1 triệu đồng thì người này đã bị sốc phản vệ, phải tiêm Adrenaline. Các bác sĩ liên tục thay nhau hỏi ‘thấy ổn không, may nhé, may mà test nhé, không tiêm luôn là đi rồi đấy’.

Người này chia sẻ cô cảm thấy may mắn vì mình đã thử test trước khi tiêm và chia sẻ quan trọng cho người khác trước khi tiêm vắc xin Covid-19.

Câu chuyện được chia sẻ mạnh trên mạng xã hội được rất nhiều người quan tâm đặc biệt với người chuẩn bị tiêm vắc xin Covid-19, người có cơ địa dị ứng.

Phóng viên đã liên hệ với Giám đốc bệnh viện để có thông tin chính thức về việc này, tuy nhiên vị này không bắt máy cũng không trả lời tin nhắn.

Được biết việc test dị ứng trước khi tiêm vắc xin Covid- 19 có được thực hiện ở bệnh viện này với giá 1,1 triệu/lần test. Việc này hoàn toàn tự nguyện.

Trước đó, một người dân khi đi tiêm ở bệnh viện này cho biết, cô cũng khai báo tiền sử dị ứng và được nhân viên y tế tư vấn test dị ứng với giá 1,1 triệu đồng nhưng cô đã không đồng ý thực hiện và đi về không tiêm vắc xin Covid-19.

Phóng viên Infonet đã liên hệ với nhiều nhà chuyên môn với câu hỏi: Việc bệnh viện thực hiện test thử phản ứng dị ứng/sốc phản vệ trước khi tiêm vắc xin Covid-19 có cần thiết, hiệu quả hay không?

PGS.TS Dương Thị Hồng – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết ‘WHO không khuyến cáo việc này’.

TS.BS Phạm Quang Thái – Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc,Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết việc test trước khi tiêm vắc xin Covid-19 để thu tiền người tiêm là sai hoàn toàn. Bộ Y tế cấm mọi hành vi test trước dị nguyên trước khi tiêm vắc xin Covid-19 để thu tiền người tiêm.

Ngoài ra, TS Thái cũng cho biết, bản chất của test là đưa dị nguyên vào và nếu người đã từng sốc phản vệ thì sẽ bị sốc.

TS Thái cho biết đối với vắc xin Covid-19 hiện nay không có khuyến cáo test trước khi tiêm. Các đối tượng được thông báo tiêm cũng được Bộ Y tế hướng dẫn rõ ràng. Những trường hợp có tiền sử dị ứng nặng (phản vệ từ độ 2 trở lên) do mọi nguyên nhân đều không được chỉ định tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Tại Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 của Bộ Y tế, quy định 4 đối tượng cần thận trọng khi tiêm chủng, trong đó người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp có tiền sử dị ứng đều chống chỉ định tiêm vắc xin Covid-19.

Chung quan điểm này, Ths BS Vũ Minh Điền, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng quản lý chất lượng và Công nghệ Thông tin, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nói với phóng viên: Bộ Y tế không hướng dẫn như thế (test dị ứng trước khi tiêm vắc xin Covid- 19- PV). Không cần làm test dị ứng trước khi tiêm vắc xin Covid- 19.

‘Nếu thử phản ứng vắc xin Covid-19 thì phải thử với chính vắc xin sẽ được tiêm và khi thử test nội bì nếu có dị ứng phản vệ thì một lượng nhỏ tiêm vào vẫn gây phản vệ.

Hơn nữa nếu thử test trước khi tiêm vắc xin sẽ vô cùng tốn kém nguồn lực như thế khi cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ thì lợi ích mang lại không nhiều mà nguy cơ thì vẫn thế’, BS Điền cho hay.

Các phường ở Hà Nội đang triển khai cho người dân đăng ký tiêm vắc xin Covid-19, tuy nhiên nơi cho đăng ….

GS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch hội Hồi sức cấp cứu và Chống độc Việt Nam cho biết, tiêm vắc xin Covid-19 không phải test dị ứng trước khi tiêm. Hiện nay, khuyến cáo không tiêm cho người dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc xin nhưng người tiêm chưa tiêm vắc xin thì cũng không biết mình dị ứng với thành phần nào. Vì vậy việc test trước khi tiêm không có giá trị gì.

GS Bình cho biết hiện nay chỉ những đối tượng có sốc phản vệ độ 2 trở lên có thể do thức ăn, thực phẩm, thuốc thì được lưu ý hết sức cẩn trọng khi tiêm vắc xin Covid-19.

Biểu hiện thế nào là phản vệ cấp độ 2 – mức độ trung bình. Người có các biểu hiện mề đay, phù mạch xuất hiện nhanh; khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi; đau bụng, nôn, tiêu chảy; huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.

Khi thấy có bất kỳ những dấu hiệu bất thường nào không tự ý dùng thuốc mà cần báo ngay cho nhân viên y tế và người nhà đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Trường hợp bình thường thì vẫn cần tiếp tục theo dõi thêm ít nhất 7 ngày về những dấu hiệu của cơ thể.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19
1. BƯỚC 1: KHAI BÁO Y TẾ, ĐO THÂN NHIỆT
– Tiếp nhận và phân loại đối tượng đến tiêm chủng tại nơi đón tiếp
– Hướng dẫn, kiểm tra đối tượng tiêm chủng và người nhà đi cùng thực hiện khai báo y tế điện tử
– Phát khẩu trang cho đối tượng tiêm chủng (Nếu đối tượng chưa có)
– Thực hiện đo thân nhiệt cho đối tượng tiêm chủng.
2. BƯỚC 2: HOÀN THIỆN PHIẾU ĐỒNG Ý TIÊM CHỦNG
Cung cấp phiếu đồng ý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo mẫu tại phụ lục 2 ban hành kèm theo hướng dẫn này để người được tiêm chủng đọc, điền thông tin và ký nếu đồng ý tiêm chủng.
3. BƯỚC 3: HOÀN THIỆN SÀNG LỌC, TƯ VẤN TRƯỚC KHI TIÊM
– Sàng lọc, tư vấn cho đối tượng tiêm chủng, người giám hộ về tác dụng, lợi ích của vắc xin
– Giải thích những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng
– Thông báo cho đối tượng tiêm chủng, người giám hộ về tác dụng, liều lượng, đường dùng của loại vắc xin được tiêm chủng
– Tư vấn các thông tin về theo dõi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
4. BƯỚC 4: TIÊM CHỦNG
Thực hiện tiêm chủng theo đúng chỉ định, bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế. Theo dõi sự cố bất lợi sau tiêm chủng.
Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : bệnh viện EHà Nộitest dị ứngphản ứng phụvắc xin Covid- 19

Các tin liên quan đến bài viết