Đó là trăn trở của cả trăm lãnh đạo, giáo viên các trường giáo dục nghề nghiệp tại hội thảo xây dựng quy tắc “Văn hóa ứng xử ” vừa được tổ chức tại Hải Phòng.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) vừa tổ chức hội thảo “Văn hóa ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp” tại Hải Phòng ngày 21/5. Hội thảo nhằm triển khai kế hoạch của Bộ LĐ-TB&XH thực hiện Quyết định 1299/Q Đ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025″ trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Làm sao để đạt chuẩn văn hóa?
Các đại biểu tham dự hội nghị

Cụ thể, năm 2020 có 100% cơ sở GDNN trên toàn quốc xây dựng và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong trường học theo quy định về quy tắc ứng xử do Bộ LĐ-TB&XH ban hành, phù hợp với điều kiện, đặc trưng vùng miền và mỗi nhà trường; 90% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên các cơ sở GDNN được tuyên truyền, phổ biến, học tập các vấn đề liên quan văn hóa ứng xử.

Ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Làm sao để đạt chuẩn văn hóa?
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Đỗ Năng Khánh (bên trái)

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung thực trạng văn hóa ứng xử trong các cơ sở GDNN; Giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử trong các cơ sở GDNN; Phát huy vai trò của người đứng đầu cơ sở GDNN, cán bộ quản lý, nhà giáo về văn hóa ứng xử và công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử.

Tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Đỗ Năng Khánh cho biết, ý nghĩa quan trọng và thiết thực của hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

Ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Làm sao để đạt chuẩn văn hóa?
Đại diện trường cao đẳng nghề Yên Bái phát biểu tại hội thảo

Trong những năm qua,việc xây dựng lối sống văn hóa, đạo đức cho cán bộ quản lý, cán bộ nhân viên, học sinh, sinh viên luôn được chú trọng.

 Công tác này là nền tảng trong việc giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ. Hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, nhân ái, nhiệt tình, trung thực, đoàn kết, sáng tạo.

Thời gian qua, ở một số nơi đã xuất hiện tình trạng thiếu văn hóa ứng xử, vi phạm đạo đức, lối sống không lành mạnh bên cạnh những kết quả đạt được.

Ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Làm sao để đạt chuẩn văn hóa?
Nhiều giảng viên đưa ra các ý kiến hay về xây dựng văn hóa học đường

Hội thảo lần đầu tiên được tổ chức nhằm chia sẻ với các cơ sở GDNN củng cố và phát triển văn hóa ứng xử, tìm các ý tưởng để xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong các cơ sở GDNN, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Gây chú ý là tham luận của Giảng viên Hoàng Thị Phương Mai, khoa kinh tế, trường Cao đẳng nghề VMU, Đại học Hàng hải.

Theo cô Mai, phải hiểu văn hóa ứng xử học đường là hệ thống các giá trị chuẩn mực điều chỉnh các mối quan hệ cá nhân với nhau, cá nhân với cộng đồng trong môi trường giáo dục. Mối quan hệ giá trị nhất là thầy và trò. Hình ảnh của người cô, người thầy tạo nên rang buộc, chi phối văn hóa đến cả góc nhìn của học sinh sinh viên.

Hiện nay bên cạnh những điều đáng trân trọng, hình ảnh người thầy, cô có lúc chưa được đẹp.

Ví như trong trường học thầy cô xưng hô với nhau là mày – tao, ông – bà trước mặt học trò. Cô giáo mặc một chiếc váy đầm lộng lẫy lên bục giảng, thầy giáo diện một bồ đồ hàng hiệu rất thời trang đi dạy…Có thể đẹp nhưng không phù hợp với học đường, tạo ra hình ảnh gián tiếp “ kệch cỡm” trong mắt học sinh.

Cô Mai cũng yêu cầu cần phải xây dựng nhiều quy tắc ứng xử chuẩn mực có văn hóa trong môi trường giáo dục. Như học sinh, sinh viên sử dụng mạng xã hội như thế nào cho phù hợp. Khi đi học cần làm gì để ra trường tạo được nguyên tắc ứng xử trong lao động nơi đơn vị, công sở sau khi ra trường.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : dạy nghềgiáo dục nghề nghiệphội nghịVăn hóa ứng xử

Các tin liên quan đến bài viết