Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1 năm 2017 tăng so với cùng kỳ năm 2016, chủ yếu là do giá của các nhóm hàng hoá và dịch vụ ổn định, các doanh nghiệp bán lẻ duy trì nhiều hình thức khuyến mãi nên sức mua phần nào được cải thiện.

Các doanh nghiệp bán lẻ duy trì nhiều hình thức khuyến mãi nên sức mua phần nào được cải thiện. 
Trong tháng 3/2017, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước thực hiện 3.012,1 tỷ đồng, tăng 0,91% so với tháng trước và tăng 15,54% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, kinh tế nhà nước ước 120,8 tỷ đồng, tăng 0,79% so với tháng trước và tăng 7,14% so cùng kỳ năm trước. Tương ứng, kinh tế cá thể ước 2.049,3 tỷ đồng, tăng 1,13% và tăng 18,96%; kinh tế tư nhân 839,6 tỷ đồng, tăng 0,38% và tăng 9,18%; kinh tế tập thể ước 2,1 tỷ đồng, tăng 0,79% so với tháng trước và tăng 3,28% so với cùng kỳ năm trước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 0,3 tỷ đồng. Phân theo ngành hoạt động: Ngành thương nghiệp 2.321,7 tỷ đồng, tăng 0,77% so với tháng trước, tăng 16,74% so với cùng kỳ năm 2016; ngành lưu trú, ăn uống, lữ hành 401,1 tỷ đồng, tăng 1,40% và tăng 16,04%; ngành dịch vụ 289,3 tỷ đồng, tăng 1,33% và tăng 6,20%.
Quý 1 năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước thực hiện 9.031,4 tỷ đồng, đạt 24,08% kế hoạch năm và tăng 15,56% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, kinh tế nhà nước ước 360,1 tỷ đồng, tăng 9,32% so cùng kỳ năm trước; kinh tế cá thể ước 6.139,7 tỷ đồng, tăng 20,32%; kinh tế tư nhân 2.524,5 tỷ đồng, tăng 6,26%; kinh tế tập thể ước 6,2 tỷ đồng, tăng 3,33%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 0,9 tỷ đồng, bằng 81,82% so cùng kỳ năm 2016./.

Thế Sơn

Từ khóa : bán lẻhàng hóa

Các tin liên quan đến bài viết