Công an lấy lời khai của các đối tượng tàng trữ và sử dụng thuốc lắc, ma túy đá ở khu Trung Sơn (huyện Bình Chánh, TP.HCM) |
Ngoài cần sa, heroin, thuốc lắc thì ma túy đá được sử dụng nhiều nhất.
Công an bắt giữ một đối tượng chơi ma túy đá đập phá nhà dân trên đường Tân Kỳ Tân Quý (P.15, Q.Tân Bình, TP.HCM) |
Ma túy đá không gây nghiện: sai lầm!
“Bảo vệ tương lai”
Đây là nghiên cứu trong khuôn khổ dự án có tên “Bảo vệ tương lai”, có mục tiêu tiếp cận 3.500 bạn trẻ sử dụng ma túy và hỗ trợ 20 nhóm cộng đồng của người nghiện ma túy, người bán dâm và các nhóm dễ bị tổn thương. Dự án hướng tới phòng ngừa và điều trị HIV cho nhóm tuổi quan trọng này thông qua các chiến lược can thiệp sáng tạo. Dự án này sẽ kéo dài đến năm 2019. |
“Hễ chơi là chìm vào ảo giác”
N.V.H. (30 tuổi, quê Kiên Giang) được nhóm bạn bè cùng trang lứa biết đến như một tín đồ của ma túy đá. Không chỉ thường xuyên sử dụng hàng “đá”, H. còn nghiện heroin. Dù được gia đình nhiều lần khuyên nhủ vận động đi cai nghiện nhưng H. vẫn “ngựa quen đường cũ”, chưa thể dứt ra được thú chơi ảo giác. H. kể mỗi lần chơi ma túy đá “cảm thấy sảng khoái, lâng lâng” trong người: “Tôi cảm thấy mình rất “thức” (tỉnh táo) và có nhiều ảo giác khác nhau, không cảm thấy đói, nhưng có lúc cảm thấy không kiểm soát được mình làm gì, nói gì”. H. cho biết mỗi khi đói “hàng” thường cảm thấy bứt rứt, hay cáu gắt, phải tìm cách để có “hàng” thỏa mãn cơn thèm. Theo H., khi đang trong trạng thái “phê”, nếu người chơi gặp điều gì buồn phiền, ức chế thì dễ bị kích động. “Nhiều đứa chơi hàng này xong không biết sợ là gì, nghĩ gì là làm nấy, nhưng có đứa lại có ảo giác sợ hãi, nhìn đâu cũng ra công an hoặc ai đó đang truy lùng, đuổi bắt” – H. nói. |
Nguồn: tuoitre.vn