Vì đang phải đối phó với nhiều mối đe dọa khác nhau nên Nga nhiều khả năng sẽ không đáp trả bằng vũ lực sau sự kiện Il-20 bị bắn rơi.
Máy bay trinh sát Il-20 của Nga
Năm 2015 Nga đồng ý tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố và các nhóm nổi dậy ở Syria sau yêu cầu giúp đỡ chính thức từ Damascus. Trong cuộc chiến phức tạp này còn có sự tham gia của các lực lượng như quân đội chính phủ nước này, Iran, Israel, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi, lực lượng người Kurd và những kẻ khủng bố.
Tuy nhiên những lực lượng này tham chiến vì mục đích riêng của họ, quân đội Nga, Iran tích cực giúp đỡ ông Assad và tiêu diệt khủng bố, còn liên minh do Mỹ đứng đầu tìm mọi cách ngăn cản và mong muốn xóa bỏ chế độ của ông Assad.
Chính vì vậy lực lượng này đã rất nhiều lần khiêu khích và tấn công tên lửa vào lãnh thổ Syria. Những hành động này đã không ít lần khiến tình trở nên rất căng thẳng và nguy cơ xảy ra xung đột quy mô lớn giữa các bên tham chiến cũng không ngừng tăng lên.
Vào tháng 2/2018 một vụ thảm sát thực sự gần thị trấn giàu dầu mỏ Khasham đã xảy ra. Một lực lượng lớn của Nga đã cố gắng giải phóng các mỏ dầu ở tỉnh Deir ez-Zor vì lợi ích của chế độ Bashar Assad. Tuy nhiên lực lượng không quân Mỹ đã tiến hành cuộc tấn công bằng tên lửa và bom vào khu vực này.
Theo giới chức Mỹ khoảng 100 tay súng Syria đã thiệt mạng trong đợt tấn công này, còn theo nguồn tin Tasnim của Iran cho biết vài cố vấn quân sự Nga đã thiệt mạng trong đợt tấn công. Tuy nhiên Đại diện Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Nga xác nhận không có quân nhân Nga nào bị thiệt mạng trong đợt tấn công này của Mỹ.
Gần đây nhất ngày 17/9/2018, 15 quân nhân Nga đã thiệt mạng cùng chiếc máy bay Il-20 do bị Israel lợi dụng. Thực tế Israel thường xuyên thực hiện các cuộc không kích để phá hủy các cơ sở hạ tầng quân sự của Iran tại Syria. Vụ tai nạn của Il-20 là hậu quả của những hành động hung hăng chống lại Syria.
Nga đã tuyên bố rất cứng rắn và cáo buộc Israel khiêu khích dẫn đến vụ tai nạn này. Tuy nhiên cho tới thời điểm này ngoài tuyên bố sẽ tăng cường hệ thống phòng không kiểm soát không phận Syria, Nga chưa đưa ra bất cứ hành động đáp trả nào. Tại sao một cường quốc quân sự, cường quốc hạt nhân lại “im lặng” và chưa đáp trả trước tai nạn thương tâm này?
Thứ nhất, điện Kremlin đã tuyên bố thiết lập mối quan hệ đối tác với phần lớn những lực lượng tham gia vào cuộc chiến ở Syria.
Ví dụ thông qua Thổ Nhĩ Kỳ, công ty Nga lớn nhất “Gazprom” đang xây dựng đường ỗng dẫn khí tốt cho châu Âu, Ankara đã mua các tổ hợp S-400.
Qatar là người mua cổ phiếu của Rosneft và Russian Helicopters. Riyadh đã đầu tư hơn 100 triệu USD vào công nghệ của Nga, Israel mua dầu mỏ, bán các sản phẩm nông nghiệp và máy bay không người lái.
Thứ hai, quân đội của Nga không có “đồng minh” đủ mạnh ở Syria. Chiến trường ở xa và phải hoạt động trên 3 biển (Biển Đen, Biển Marmara và Biển Địa Trung Hải). Lực lượng Nga nhỏ phải phân bổ ở khu vực quá lớn nên khả năng bị giới hạn.
Việc đảm bảo cho lực lượng Nga ở đây phụ thuộc, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ, họ có thể ngăn chặn việc đảm bảo và nếu cần thiết một số quốc gia không thân thiện khác có thể làm tương tự.
Nga là một cường quốc hạt nhân, nhưng rõ ràng trong bối cảnh tình hình chính trị quân sự hiện nay, ý tưởng sử dụng lực lượng vũ trang bị loại bỏ.
Thứ 3, do tình hình ở Ukraine và đặc biệt là sự leo thang căng thẳng ở các khu vực biên giới với NATO, bởi vậy Nga phải tập trung lực lượng của họ ở hướng tây cũng như ở bán đảo Crimea.
Chính vì vậy, nhiều khả năng Nga sẽ không đáp trả bằng vũ lực thay vào đó họ sẽ tăng cường kiểm soát không phận Syria, bảo vệ lực lượng của họ.
Đồng thời họ cũng có thể hỗ trợ thêm vũ khí trang bị hiện đại cho quân đội Syria để họ chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài.
Theo Nguyễn Đông – Báo Đất Việt