10 năm trở lại đây, việc điều hành hầu hết đã được chuyển sang tay vợ của ông, nữ doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên.

Top người giàu nhất Việt Nam

Với khối tài sản trị giá xấp xỉ 178.000 tỷ đồng (7,7 tỷ USD – cao hơn 1 tỷ USD so với số liệu của Forbes), chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng không chỉ tiếp tục là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam mà còn tương đương với tổng tài sản của 17 người tiếp theo trong danh sách người giàu.

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vị trí thứ 2 tiếp tục là người phụ nữ giàu nhất trên TTCK với khối tài sản 26.200 tỷ đồng. Bên cạnh Vietjet, đầu năm 2018, nữ tỷ phú này đã đưa thêm 1 doanh nghiệp lên sàn là HDBank.

'Vua' hàng hiệu Việt Nam: Qua 10 năm, quyền lực về hết tay vợ

Ông Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang lần lượt thay thế ông Trịnh Văn Quyết và Trần Đình Long ở vị trí người giàu thứ 3 và thứ 4 trên sàn chứng khoán.

Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long xuống vị trí thứ 5 với khối tài sản giảm 10% xuống 16.500 tỷ đồng. Việc cổ phiếu HPG giảm rất mạnh trong thời gian gần đây thì ông Long đã không còn trong danh sách tỷ phú.

Người chứng kiến tài sản giảm mạnh nhất là chủ tịch FLC Group Trịnh Văn Quyết, giảm từ 58.900 tỷ xuống còn 15.600 tỷ đồng, chủ yếu do cổ phiếu FLC Faros giảm rất mạnh trong năm.

3 nữ đại gia sở hữu tài sản ‘khủng’

Trên sàn chứng khoán Việt, 3 gương mặt nữ đình đám giữ những vị trí top đầu của danh sách người giàu Việt trong suốt 1 năm qua là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phạm Thu Hương và Phạm Thúy Hằng.

Với việc trực tiếp lẫn gián tiếp sở hữu gần 140 triệu cổ phiếu VJC của hãng Vietjet và gần 36 triệu cổ phiếu HDB, bà Phương Thảo hiện giữ khối tài sản trên sàn tương đương là 18,064 nghìn tỷ.

Người thứ 2 sở hữu khối tài sản hơn chục nghìn tỷ đồng là bà Phạm Thu Hương – Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup (mã CK: VIC). Bà Hương cũng được biết đến là vợ của Chủ tịch Tập đoàn này – ông Phạm Nhật Vượng.

Là em gái bà Phạm Thu Hương, bà Phạm Thúy Hằng cũng nắm trong tay khoản tài sản đáng nể trên sàn. Cùng giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT Vingroup, bà Hằng hiện sở hữu số lượng hơn 100 triệu cổ phiếu VIC. Khối lượng cổ phiếu nêu trên tương ứng với khối tài sản trên sàn của bà Hằng là 10,280 nghìn tỷ đồng.

Cặp vợ chồng doanh nhân quyền lực

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup đã quá quen thuộc với dư luận khi là một trong những doanh nhân giàu nhất Việt Nam. Theo số liệu từ tạp chí này, hiện tại, ông Vượng đang sở hữu khối tài sản ước tính 6,8 tỉ USD và đứng vị trí 499 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh. Ít ai biết rằng, vợ ông, bà Phạm Thu Hương cũng là một doanh nhân thành đạt.

Ông Nguyễn Thanh Hùng lại là người đứng sau sự thành công của vợ, bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Bà Thảo đang là Phó Chủ tịch thường trực Ngân hàng TMCP Phát triển T.P Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc CTCP Hàng không VietJet, Chủ tịch HĐQT CTCP Sovico.

'Vua' hàng hiệu Việt Nam: Qua 10 năm, quyền lực về hết tay vợ

Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) được mệnh danh là ông vua hàng hiệu. Tuy nhiên, 10 năm trở lại đây, việc điều hành hầu hết đã được chuyển sang tay vợ của ông, nữ doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên.

Bà Thủy Tiên hiện là CEO của IPP, bà trở thành một trong những nữ doanh nhân nổi tiếng nhất Việt Nam. Trong khi đó, ông Hạnh Nguyễn lại đang hứng thú với mảng kinh doanh mới là dịch vụ hàng không. Gần đây, vị doanh nhân này liên tục thâu tóm các DN kinh doanh dịch vụ sân bay, đề xuất xây dựng các nhà ga hàng không ngàn tỷ.

Bầu Hiển thắng kiện công ty cũ của Shark Vương

TAND TP Hà Nội đã công bố quyết định buộc Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp 1 Việt Nam (TH1) trả cho SHB tiền nợ gốc, nợ lãi trong hạn và quá hạn theo từng khế ước nhận nợ thuộc Hợp đồng tín dụng số 300/2014/HĐHM-PN/SHB.110219 ngày 23/07/2014 tính đến ngày 25/01/2018. Trong đó, nợ gốc là 5,7 triệu USD, nợ lãi trong hạn và quá hạn gần 1 triệu USD. Tổng số tiền nợ gốc và nợ lãi ở mức 6,7 triệu USD.

TH1 còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn trên số nợ gốc chưa trả của từng khế ước kể từ ngày 1/2/2018 cho đến khi trả được hết số nợ gốc theo mức lãi suất mà hai bên thỏa thuận trong từng khế ước.

Lê Phước Vũ gánh nợ 800 triệu USD

Gánh nợ 800 triệu USD cũng đang đe dọa triển vọng tươi sáng của vua tôn Lê Phước Vũ. Trong năm, giá cổ phiếu HSG của Tôn Hoa Sen tụt giảm hơn 70%, tài sản bốc hơi ngàn tỷ. Đại gia Lê Phước Vũ đen đủi gặp khó với dự án thép khủng tại Ninh Thuận. Chính phủ đã yêu cầu tạm dừng dự án thép Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen để thẩm định kỹ lưỡng hơn, đặc biệt là về công nghệ và môi trường.

'Vua' hàng hiệu Việt Nam: Qua 10 năm, quyền lực về hết tay vợ

Sự nổi lên của các đối thủ, trong đó có Hòa Phát của ông Trần Đình Long chuyển sang làm thêm tôn và Nam Kim gia tăng sản lượng, đang đe dọa vị trí tôn số 1 của HSG.

Để tránh áp lực từ HPG, HSG phải gia tăng vay nợ, đầu tư nhà máy mới như Hoa Sen Hà Nam, Hoa Sen Yên Bái,… để giành lại thị phần, cải thiện vị thế. Hoa Sen đã phải chấp nhận hạ giá bán và tăng chi phí cho hệ thống phân phối, chấp nhận giảm lợi nhuận trong ngắn hạn để giữ khách hàng và mở rộng cơ sở khách hàng.

Đại gia Xuân Trường: Mời cũng chẳng làm siêu dự án ở chùa Hương

Ông Nguyễn Văn Trường – GĐ doanh nghiệp Xuân Trường – bất ngờ khẳng định với PV rằng ông “chỉ gợi ý” cho Hà Nội về siêu dự án tâm linh 15.000 tỉ đồng tại Chùa Hương, còn cá nhân ông đang rất bận, “có khi mời cũng chẳng làm”.

'Vua' hàng hiệu Việt Nam: Qua 10 năm, quyền lực về hết tay vợ

Ông Nguyễn Văn Trường cũng cho biết, liên quan đến siêu dự án kể trên, ông đã đưa khuyến cáo với UBND TP.Hà Nội và Giáo hội Phật giáo Việt Nam rằng cố gắng tu sửa chùa. Cá nhân ông sẵn lòng tiến cúng để ngôi chùa khang trang lên, sau đó làm hồ sơ thành di sản…

“Hơn nữa, chúng ta thấy tại sao thế giới làm được những con đường hành hương hàng nghìn km? Đây ở nước ta cứ mỗi chỗ một ít, không kết nối được. Tôi muốn kết nối Hà Nội, Phú Thọ với Ninh Bình mà chưa làm dư luận đã không hiểu’, ông Trường cho biết thêm.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : đại giahàng hiệungười giàutỷ phú

Các tin liên quan đến bài viết