Vì sao người anh em thân thiết của mình mất cũng không khiến Gia cát Lượng đau lòng bằng việc một hậu nhân ra đi.
Ảnh minh họa.
Trong mối quan hệ giữa Gia Cát Lượng và Triệu Vân rất tốt, Gia Cát Lượng còn từng đích thân sắp xếp hôn sự cho Triệu Vân. Còn Triệu Vân, cuộc đời của ông có thể nói là khá bi thương, cái bất hạnh lớn nhất của ông lại bắt nguồn từ chính lòng trung thành của ông.
Triệu Vân qua đời, trong lòng Gia Cát Lượng sớm đã có dự liệu
Vì tấm lòng trung thành mà Triệu Vân luôn được Lưu Bị tin tưởng, chức vụ tuy không cao nhưng sự trọng dụng mà ông có được là thứ mà nhiều tướng lĩnh khác không có được. Triệu Vân là Trung hộ quân, đây là chức vụ thống lĩnh cấm quân, chỉ có những tướng tĩnh được vô cùng tin tưởng mới được giao cho trọng trách bảo vệ nơi ở của đế vương như vậy.
Nhưng chính vì vậy mà cơ hội lập công của Triệu Vân cũng ít đi rất nhiều, ông chỉ có thể trưng mắt ra nhìn “các bạn cùng trang lứa” của mình là Trương Phi và Quan Vũ lập chiến công, bản thân chỉ có thể đứng ở hậu phương bảo vệ hoàng đế. Sau khi Lưu Bị mất, Gia Cát Lượng trở thành người có tiếng nói nhất của Thục Hán, ông bắt đầu dần dần trọng dụng người huynh đệ này.
Tạo hình Triệu Vân trên màn ảnh
Triệu Vân ở giai đoạn cuối của cuộc đời, cuối cùng cũng có thể tỏa sáng ở tuyến trên nơi sa trường. Triệu Vân lúc này tuổi tác cũng đã cao, có thể nói là bước vào tuổi gần đất xa trời, để rồi tới một ngày, khi Gia Cát Lượng đang tích cực nghị sự vấn đề Bắc phạt thì hai thành niên bước vào doanh trại của ông và nói rằng cha của họ, tức Triệu Vân đã qua đời.
Gia Cát Lượng nghe xong, lòng đau đớn, khóc nói Tử Long mất đi, quốc gia mất đi một người tài, ta cũng mất đi một cánh tay phải. Gia Cát Lượng rất đau lòng nhưng ông lại không thể hiện nhiều quá. Nguyên nhân là bởi tuổi của Triệu Vân lúc này đã cao, quy luật tự nhiên, không thể kháng cự, đối với chuyện này, trong lòng Gia Cát Lượng sớm đã có dự liệu từ trước. Vì vậy, mặc dù tin tức Triệu Vân qua đời khiến ông rất đau lòng nhưng cũng không khiến cho một người thận trọng như Gia Cát Lượng thể hiện quá nhiều.
Trương Bào trẻ trung mạnh mẽ, bỗng nhiên qua đời là một mất mát lớn đối với công cuộc Bắc phạt
Còn cái chết của Trương Bào lại khác, Trương Bào thân là trưởng tử của Trương Phi, võ công luôn thuộc hàng top, có thể nói là một nòng cốt quan trọng của thế hệ mới. Gia Cát Lượng ngoài miệng không nói ra nhưng trong lòng luôn coi Trương Bào là đối tượng bồi dưỡng trọng điểm, đồng thời nỗ lực dẫn dắt, hi vọng Trương Bào có thể tiếp bước Trương Phi, trở thành một trong những dũng tướng của Thục Hán.
Hơn nữa lúc này, tuổi của Trương Bào vẫn còn trẻ, đang là độ tuổi lập chiến công, cái chết của Trương Bào là một mất mát vô cùng mấu chốt và to lớn, đem lại đả kích rất lớn đối với Gia Cát Lượng, đặc biệt là đối với sự nghiệp Bắc phạt của ông.
Tạo hình Trương Bào trên màn ảnh
Đối với cái chết của Triệu Vân, Gia Cát Lượng quả thực rất đau lòng, nhưng trong công cuộc Bắc phạt, Triệu Vân sớm đã không phải lực lượng cốt cán, còn Trương Bào lại khác, thanh niên này chính là một trong những đại tướng ưu tiên hàng đầu của Gia Cát Lượng, bởi cần phải biết rằng, Thục Hán ở giai đoạn sau, tướng lĩnh giỏi là rất ít, có thể độc lập tác chiến lại càng ít hơn. Mất đi một tướng tiên phong tài giỏi như Trương Bào, điều này nằm ngoài dự liệu của Gia Cát Lượng, vì vậy, khi biết tin con trai Trương Phi mất, Gia Cát Lượng đã sốc tới mức ho ra máu.
Tuy nhiên, cũng không thể nói Gia Cát Lượng nặng bên này nhẹ bên kia, thực ra chỉ vì đại nghiệp chấn hưng lại Thục Hán mà nhận một đả kích quá lớn, còn đối với cái chết của Triệu Vân, Gia Cát Lượng đau lòng hơn rất nhiều, dẫu sao Triệu Tử Long cũng là huynh đệ một đời của Khổng Minh.