Nghệ thuật thiết kế nội thất tới từ những điều nhỏ nhất và các nhà thiết kế xe, chẳng hạn tại Toyota, phải đặt bản thân vào vị trí của người dùng để đưa ra bản vẽ hợp lý, tiện dụng nhất.
Để mang lại trải nghiệm bên trong cabin xe tích cực nhất tới người dùng, các nhà thiết kế nội thất tại Toyota phải hóa thân làm người dùng “nhập tâm” nhất có thể.
Theo Hiromi Yagi – trợ lý giám đốc của phân nhánh thiết kế nội thất Lexus, chia sẻ với tờ Toyota Times, đội ngũ của ông phải đeo cả móng tay giả để đảm bảo khi sử dụng các nút bấm điều khiển xe, móng tay của người dùng không bị xây xước.
Họ đeo khớp cố định gối để tái hiện trải nghiệm của người tàn tật/người già khó đi lại, để tìm cách giúp họ ra vào xe dễ nhất có thể.
Tập khách hàng là người tàn tật hay người già cũng được Toyota đặc biệt chú ý vì độ tuổi của người dùng tại quê nhà
“Chúng tôi đặt vị trí của mình vào những người phụ nữ vừa đi làm móng về, vào những người tàn tật sử dụng xe”. Khi nhìn vào những góc độ đó, họ sẽ có thể tìm ra kích thước hay góc đặt trang bị tối ưu nhất cho người dùng – những yếu tố mà các cỗ máy giả lập không thể nào tìm ra được.
Lexus RZ – dòng xe điện hoàn toàn mới của hãng – hứa hẹn sẽ có cabin rộng rãi, thoáng đãng về không gian và sang trọng trong từng chi tiết
Với một mẫu xe điện, động cơ dưới nắp ca pô không còn nữa và qua đó giải phóng không ít không gian phía đầu xe. Nhờ vậy, không gian cabin đặc biệt là tại hàng ghế trước được kéo giãn đáng kể giúp công việc của các nhà thiết kế tự do hơn rất nhiều.
Theo tìm hiểu từ Toyota/Lexus, “đơn giản là tốt nhất” là cách tiếp cận hợp lý cho xe điện khi phóng tác không gian bên trong xe.
Nguồn: tuoitre.vn