Phía Vatican cho rằng lời mời này sẽ giúp cải thiện tình hình tại Trung Quốc khi có ghi nhận về việc dùng tù nhân bị xử tử như người hiến tạng.
Vatican vẫn quyết mời Trung Quốc dự hội nghị về buôn tạng
Buôn tạng bất hợp pháp diễn ra tại các nước có nhiều người nghèo khó 

Người đứng đầu Học viện Khoa học Giáo hoàng (PAS) thừa nhận ông không biết việc lấy tạng tử tù còn tiếp diễn tại Trung Quốc hay không. Trong thông báo ngày 7-2, ông chỉ hy vọng bằng cách mời Bắc Kinh đến hội nghị lần này có thể khuyến khích nước này thay đổi. Hội nghị diễn ra trong hai ngày, bắt đầu từ ngày 7-2 tại Vatican, là một nỗ lực của Giáo hoàng Francis để tìm cách dẹp bỏ vấn nạn buôn tạng trên thế giới. Hội nghị cũng nhằm lên án buôn tạng là một “tội ác chống lại loài người”. Các đại biểu cho biết có ghi nhận về việc những người muốn ghép tạng nhanh chóng đã tìm đến các quốc gia có quy định lỏng lẻo về hiến tạng và mua tạng như Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc và Mexico.Các nhóm nhân quyền cho biết Trung Quốc vẫn còn sử dụng tử tù như một nguồn cung cấp nội tạng dù vào năm 2015 Bắc Kinh đã tuyên bố chấm dứt việc lấy nội tạng theo cách cưỡng bức. Tổ chức Các Bác sĩ chống lấy nội tạng bằng cưỡng bức (DAFOH) cho rằng sự tham dự của Trung Quốc đã và đang ảnh hưởng đến hội nghị và PAS nên từ chối mời nước này khi không có sự kiểm tra độc lập diễn ra. “Nếu không có trách nhiệm giải trình, không có lý do gì để tin tưởng vào tuyên bố của Trung Quốc rằng nạn mổ lấy tạng kiểu cưỡng bức đối với các tù nhân đã chấm dứt” – bác sĩ Torsten Trey thuộc DAFOH nhận định. DAFOH muốn Bắc Kinh chứng minh một cách công minh rằng đạo luật cho phép mổ lấy tạng trong thập niên 1980 của nước này đã bị bãi bỏ. Hạ viện Mỹ từng lên án việc mổ lấy tạng kiểu cưỡng bức của Trung Quốc và kêu gọi chính quyền Bắc Kinh chấm dứt việc này. Đài BBC dẫn lời giám đốc chương trình ghép tạng của Trung Quốc nhấn mạnh tại hội nghị ở Vatican rằng quá trình chấm dứt việc mổ tạng kiểu cưỡng bức ở nước này đã đạt một số tiến bộ. “Tuy nhiên Trung Quốc là một nước lớn với 1,3 tỉ người nên chắc chắn sẽ có một số hành vi vi phạm pháp luật. Những tội phạm này sẽ bị trừng phạt nặng nề” – giám đốc Huang Jeifu giải thích.

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : DAFOHhiến tạngtrung quoctù nhânVatican

Các tin liên quan đến bài viết