TP.HCM phải kích hoạt lại toàn bộ hệ thống chống dịch ở mức độ cao nhất, cao hơn cả các tỉnh biên giới Tây Nam. Đó là đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trong cuộc họp kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 ở TP.HCM sáng 28-4.

Trước nguy cơ COVID-19 cao hơn vùng biên giới, TP.HCM kích hoạt hệ thống chống dịch - Ảnh 1.

Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại buổi làm việc với TP.HCM 

“Không để một ca nào lây nhiễm trong cộng đồng” là chỉ đạo của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại buổi làm việc với TP.HCM.

Dịch bệnh đang bùng phát rất mạnh, đặc biệt ở Thái Lan, Campuchia, Lào…, phó thủ tướng cho rằng nếu không quyết liệt phòng chống, đặc biệt kiểm soát người nhập cảnh trái phép, nguy cơ bùng phát dịch trong cộng đồng rất cao.

Thống nhất quan điểm “tuyệt đối an toàn” 

Phó thủ tướng đánh giá cao nỗ lực, sáng tạo của TP.HCM đã khống chế “nhanh, gọn, hẹp” nhiều đợt dịch, nhưng đồng thời cảnh báo những nguy cơ phía trước khi cả nước đang chuẩn bị các ngày lễ lớn như 30-4, 1-5.

Ông đề nghị TP.HCM phải tiếp tục coi nhiệm vụ chống dịch là “nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm”, nâng cấp độ và kiên trì giải pháp đề ra; nêu cao tinh thần chống dịch như chống giặc, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác.

Từ vụ việc lây nhiễm trong khu cách ly ở Yên Bái, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị các đơn vị phải thống nhất quan điểm “tuyệt đối an toàn”, bởi chỉ một nơi mất an toàn sẽ đe dọa sự an toàn chung của tất cả hệ thống phòng chống dịch” – Phó thủ tướng nhấn mạnh.

TP.HCM nguy cơ cao hơn các tỉnh biên giới 

TP.HCM phải kích hoạt lại toàn bộ hệ thống chống dịch ở mức độ cao nhất, cao hơn cả các tỉnh biên giới Tây Nam. Đó là đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trong cuộc họp kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 ở TP.HCM sáng 28-4.

Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định song song với việc tiêm ngừa vắc xin, phát hiện, xử lý nhanh các trường hợp nhập cảnh trái phép, theo ông, TP.HCM phải đặc biệt lưu ý xử lý quyết liệt cho tạm dừng các sự kiện tập trung đông người không cần thiết; kiểm soát chặt chẽ những cơ sở vui chơi, giải trí, những nơi tập trung đông người, nhà hàng, khách sạn…

Cần duy trì các nhóm giám sát nguy cơ cộng đồng; tầm soát chủ động, mở rộng phạm vi đối tượng xét nghiệm các trường hợp ho, sốt, khó thở…; nâng công suất, tốc độ xét nghiệm ít nhất 50.000 mẫu/ngày.

“TP.HCM phải nâng mức độ chuẩn bị cao hơn trong việc rà soát lại các trang thiết bị, máy thở, phòng hộ, thuốc men, cấp cứu. Có phương án chủ động với kịch bản phải điều trị mức độ cao, đông bệnh nhân nặng. Đặc biệt trong trường hợp phát hiện ca bệnh dương tính phải áp dụng ngay các biện pháp khoanh vùng, truy vết, cách ly; kiên quyết không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng” – bộ trưởng nhấn mạnh.

Một vấn đề nữa là tiếp nhận, quản lý người nhập cảnh cách ly. Bộ trưởng đề nghị TP.HCM phải tuyệt đối đảm bảo các điều kiện an toàn, phòng chống lây nhiễm chéo trong cơ sở cách ly và lây lan ra cộng đồng. Đồng thời chuẩn bị các điều kiện nâng công suất sẵn sàng tiếp nhận người cách ly với quy mô lớn.

Trước nguy cơ COVID-19 cao hơn vùng biên giới, TP.HCM kích hoạt hệ thống chống dịch - Ảnh 2.

Đồ họa

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : COVID-19Hệ thống chống dịchLây nhiễm cộng đồngnhập cảnh trái phép

Các tin liên quan đến bài viết