Với tham vọng chinh phục không gian, Trung Quốc đang thử nghiệm một “trạm không gian” ở ngoại ô thủ đô với những người tình nguyện sống biệt lập trong 200 ngày.
Trung Quốc cho sống biệt lập suốt 200 ngày để làm gì?
Các tình nguyện viên tham gia sống trong trạm không gian mô phỏng ở Bắc Kinh 

Trong trạm không gian với tên gọi hết sức hoa mỹ Nguyệt Cung, các tình nguyện viên từ trường Đại học hàng không vũ trụ Bắc Kinh phải sống hoàn toàn tách biệt, xoay sở tái chế mọi thứ từ cây trồng cho đến nước tiểu. Tất cả nhằm mô phòng cuộc sống thực sự của một phi hành gia ngoài không gian. Giáo sư Liu Hong thuộc Đại học hàng không vũ trụ Bắc Kinh cho biết mọi thứ cần thiết để duy trì sự sống trong dự án được tính toán cẩn thận. “Chúng tôi thiết kế để oxy (từ cây trồng trong trạm) đủ cho con người, động vật và các sinh vật phân hủy rác thải” – hãng tin Reuters dẫn lời giáo sư Liu. Nhưng đó chỉ là phần cơ bản. Họ còn nghiên cứu về tâm lý khi sống trong một không gian nhỏ trong một thời gian dài và không có ánh sáng mặt trời. “Chúng tôi đã thử nghiệm trên động vật và chúng tôi muốn biết tác động của nó lên con người” – bà Liu giải thích thêm. Để giảm bớt tác động tâm lý, họ đã thiết kế nhiệm vụ hằng ngày cho các tình nguyện viên để tránh thời gian rảnh khiến suy nghĩ tiêu cực. Những người tham gia làm dự án thử nghiệm này đều mang giấc mơ trở thành phi hành gia. Trung Quốc đang theo đuổi tham vọng chinh phục không gian và trở thành một cường quốc trong lĩnh vực này, theo chính sách của Chủ tịch Tập Cận Bình. Bắc Kinh dự kiến sẽ phóng tàu thám hiểm mặt trăng vào năm 2018 và đưa người lên vào năm 2036. Các thử nghiệm tại Nguyệt Cung sẽ giúp họ kéo dài thời gian sống trong không gian.

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : Nguyệt Cungsống biệt lậpthử nghiệmtrung giantrung quoc

Các tin liên quan đến bài viết