Lễ truy điệu Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra lúc 10h45 ngày 3.5, tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội để đảm bảo thời gian an táng tại TP.HCM và nguyện vọng của gia đình.

https://youtu.be/JhcT4Adr1XY

10h50: 

Thủ tướng đọc điếu văn

“Hôm nay trong niềm tiếc thương vô hạn, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ cùng đồng bào, đồng chí, gia đình tổ chức trọng thể lễ truy điệu đại tướng Lê Đức Anh về nơi an nghỉ cuối cùng”, người đứng đầu Chính phủ mở đầu lời điếu văn tiễn biệt. Thủ tướng khẳng định đại tướng Lê Đức Anh là nhà lãnh đạo xuất sắc, có uy tín lớn, là người đảng viên cộng sản kiên trung, luôn hy sinh vì lợi ích của nhân dân. Đại tướng mất đi là tổn thất to lớn, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong đồng bào, đồng chí, gia đình và bạn bề quốc tế.

10h45: 

Lễ truy điệu đại tướng Lê Đức Anh bắt đầu. Đại diện ban tổ chức lễ tang trân trọng kính mới các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo và đại diện các cơ quan đoàn thể đứng bên phải tang, gia quyến cố Chủ tịch nước đứng bên trái phòng tang theo hướng từ dưới lên.

Ông vừa dứt lời, tiếng nhạc của bài Quốc ca vang lên trang trọng, mọi người có mặt trong nhà tang lễ lặng lẽ cúi đầu tưởng nhớ cố Chủ tịch nước. Lúc này, nhiều người trong gia quyến cố Chủ tịch nước bật khóc, lặng lẽ lau nước mắt.

truc tiep: le truy dieu nguyen chu tich nuoc le duc anh hinh anh 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc điếu văn tại tang lễ nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

truc tiep: le truy dieu nguyen chu tich nuoc le duc anh hinh anh 2

Trước đó, vào lúc 7h sáng, lễ viếng Đại tướng Lê Đức Anh – bắt đầu đồng thời tại 3 điểm: Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh; Hội trường Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Sau khi làm lễ, thắp hương trước linh cữu, Đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dành một phút mặc niệm trong tiếng nhạc Hồn tử sĩ và bước chậm rãi vòng quanh linh cữu tiễn biệt Đại tướng Lê Đức Anh.

Nhiều người tay chắp trước ngực, đầu cúi thấp khi bước đến bên linh cữu cố Chủ tịch nước. Sau đó, chậm rãi tiến đến chia sẻ nỗi đau mất mát với nhiều người trong gia quyến Đại tướng Lê Đức Anh trước khi ngồi vào bàn ghi sổ tang với những lời thương tiếc, xúc động tiễn đưa nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

Trong sổ tang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân viết: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh – nguyên UVBCH T.Ư, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đồng chí là một nhà chính trị, nhà quân sự lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài ba, mẫu mực, giàu lòng nhân ái và cuộc sống giản đơn. Xin vĩnh biệt đồng chí và tiễn đưa đồng chí về nơi yên nghỉ vĩnh hằng”.

Xúc động ghi vào sổ tang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc xúc động viết: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Nhà lãnh đạo xuất sắc với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, cũng như trong công cuộc đổi mới, hội nhập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

truc tiep: le truy dieu nguyen chu tich nuoc le duc anh hinh anh 3

Đoàn lãnh đạo Đảng và Nhà nước tại lễ tang Đại tướng Lê Đức Anh.

Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh qua đời lúc 20h10 ngày 22.4 tại nhà số 5A, Hoàng Diệu, Hà Nội.

Sinh năm 1920, tại xã Lộc An (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế), Đại tướng Lê Đức Anh là một trong số ít người có sự nghiệp gắn liền với nhiều thời kỳ cách mạng.

Ông vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1938, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới Phía Bắc.

Năm 1981-1986, ông làm Thứ trưởng Quốc phòng, kiêm tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia; được Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 5 bầu vào Bộ Chính trị (năm 1982); được thăng quân hàm Đại tướng năm 1984; giữ chức Tổng Tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1986.

Tháng 2.1987, ông làm Bộ trưởng Quốc phòng. Năm 1992, ông được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước. Từ năm 1997, ông là cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng đến khi nghỉ hưu năm 2001.

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh được khen thưởng: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhì, Huân chương Chiến thắng hạng nhất và nhiều huân chương của Liên Xô (cũ), Cu Ba, Campuchia, Lào. Ông là đại biểu Quốc hội khóa: VI, VII, VIII và IX; Ủy viên Trung ương Đảng từ khóa IV đến VIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa: V, VI, VII và VIII.

Theo Dân việt

Từ khóa : lễ quốc tanglễ quốc tang nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anhnguyên chủ tịch nước lê đức anh

Các tin liên quan đến bài viết