Trong thời tiết nóng kéo dài như hiện nay, nhiều người có thói quen giảm nhiệt một cách cấp tốc mà không hề biết rằng những thói quen này rất có hại cho sức khỏe. 
Trời nóng cởi trần nằm nền đất, nên không? 
Tắm đêm có thể gây cảm lạnh hoặc đột quỵ 

Cởi trần nằm trên sàn đất

Theo TS.BS Đoàn Văn Minh, Khoa Y học Cổ truyền, Trường Đại học Y Dược Huế, lưng là vùng có nhiều huyệt quan trọng của cơ thể, thắt lưng là phủ của thận, có huyệt mạng môn là huyệt quan trọng liên quan đến thân nhiệt của cơ thể. Mặt đất là nơi có nhiều trọc khí (âm khí), đặc biệt ẩm thấp hơn khi thời tiết nắng nóng liên tục bất chợt chuyển mưa gió. Khi cởi trần nằm đất thì sự ẩm thấp và trọc khí sẽ theo các huyệt xâm nhập vào cơ thể làm thương tổn các tạng phủ, đặc biệt là tạng thận, gây hậu quả lâu dài là đau lưng, cơ xương khớp và các bệnh khác. Vì thế, dù trời oi bức, bạn nên chọn trang phục cotton thoáng mát, dễ thấm mồ hôi để mặc, nằm trên chiếu hoặc đệm mỏng chứ không nên cởi trần nằm dưới sàn đất.
Uống thật nhiều nước đá để giải khát
Cũng theo bác sĩ Minh, thời tiết nóng, người ta thường ăn nhiều thức ăn sống, lạnh, dương khí cơ thể dễ hao hụt. Uống nhiều nước đá cũng vậy. Do đó, uống nước đá chỉ giải nhiệt tạm thời bởi cảm giát mát lạnh nhưng sau đó lại tạo cảm giác khát hơn, quan trọng là nước đá quá lạnh lại làm tổn hại đến dương khí .Mặt khác nước đá lạnh cũng dễ làm tổn hại đến tỳ vị, hàn tà phục trong cơ thể. Đến mùa đông, cơ thể dễ mắc bệnh do dương khí đã bị hao tổn. Uống nước đun sôi để nguội thông thường hay nước ấm thì cơ thể đã được cung cấp đủ lượng nước cần thiết mà không bị hao tổn dương khí.
Tắm đêm cho dễ ngủ
Trời oi bức nên có rất nhiều người chủ quan tắm khuya, tắm nước lạnh vì tạo cảm giác sảng khoái, mát mẻ và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, điều này rất nguy hiểm vì tắm đêm rất dễ bị cảm lạnh hoặc nặng hơn là đột quỵ. Tắm sớm vào buổi chiều với nước ấm vừa giúp cơ thể thư giãn, giảm đau, tẩy đi tế bào chết và làm thoáng lỗ chân lông, tạo cảm giác mát mẻ cả ngày mà tránh được nguy cơ cảm lạnh.
Để máy lạnh ở nhiệt độ thật thấp. “Bật máy lạnh nhiệt độ thấp hoặc thốc quạt trực tiếp vào người là rất nguy hiểm, bởi vì đây là 2 yếu tố phong – hàn, hai nguyên nhân gây bệnh thường gặp trong đông y. Cơ thể cảm nhiễm phong hàn sẽ gây các triệu chứng của cảm mạo hoặc gây ứ trệ kinh lạc làm cho đau, nhức cơ xương khớp hoặc các bệnh lý thần kinh ngoại biên”, bác sĩ Minh chia sẻ. Ngoài ra, một số người đang đi ngoài trời nắng, mô hôi nhễ nhại lại vào thẳng phòng máy lạnh để có cảm giác mát mẻ, thói quen này rất nguy hiểm .Khi lỗ mồ hôi cơ thể đang mở để thoát mồ hôi, đông y gọi là tấu lý đang hở, ra mồ hôi là mất đi một phần dương khí của cơ thể; lúc đó tấu lý đang sơ hở, dương khí, tân dịch đang hao tổn, nếu đột ngột vào phòng máy lạnh rất dễ nhiễm lạnh, chóng mặt và cảm mạo. Lâu dài hàn tà tích tụ trong cơ thể làm suy yếu dương khí thêm, mùa đông sẽ dễ mắc bệnh.

Cách giải nhiệt an toàn khi thời tiết nóng bức

Theo TS.BS Đoàn Văn Minh, ăn thức ăn lỏng (canh, súp), uống nhiều nước là sự lựa chọn lý tưởng để bù dịch đã mất qua mồ hôi. Có thể ăn các thức ăn có tính mát, thanh nhiệt như các loại quả dưa, dừa, rau củ, đậu xanh, đậu đen, bí đao và các loại trái cây nhiều nước khác. Tránh các món chiên, xào nhiều dầu mỡ. Các loại thức uống như nước đậu váng, chè hạt sen, đại táo và sinh khương có thể giúp điều hòa tỳ vị. Theo TS.BS Nguyễn Hữu Châu Đức, giảng viên Đại học Y Dược Huế, mọi người có thể giải nhiệt cơ thể trong mùa hè nóng bức bằng một số cách đơn giản như:

– Chọn các bài tập vận động nhẹ nhàng, tránh các hoạt động nặng, tiêu tốn nhiều sức ngoài trời trong những ngày nắng nóng.

– Uống nhiều nước trước và trong khi vận động ngoài trời nắng.

– Cần vào nơi bóng mát ngay khi có dấu hiệu quá nóng

.- Nên chọn áo quần rộng, dễ thấm mồ hôi, thoáng mát và màu sáng.Một số biện pháp sơ cứu khi có dấu hiệu say nắng:

– Liên lạc ngay với trung tâm y tế gần nhất

– Đưa nạn nhân vào nơi có bóng râm ngay lập tức

– Cởi và nới lỏng áo quần

– Đặt tư thế nằm chân hơi nâng cao

. Trường hợp nạn nhân có nôn mửa thì cho nằm nghiên một bên để tránh sặc vào phổi.

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : dương khíđột quỵsức khỏetắm đêmthời tiết nónguống nước

Các tin liên quan đến bài viết