Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng đợt 1 năm 2017 được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự xâm nhiễm vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác xâm nhiễm; đồng thời làm giảm thiểu mật độ lưu hành vi rút cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh và các chủng vi rút khác để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

tieu-doc-khu-trung
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ngày 2/3, UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu triển khai Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng đợt 1 năm 2017. Nội dung và hình thức thực hiện như đã áp dụng trong các lần vệ sinh, tiêu độc khử trùng trước đây. Trong đó, các xã, phường, thị trấn tổ chức các đội phun thuốc tiêu độc khử trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ có buôn bán động vật sống, khu nhốt giữ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, kinh phí nhà nước chi trả.
Đối với hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, nhà nước hỗ trợ thực hiện phun xịt tiêu độc khử trùng 1 lần/tháng. Đối với chợ buôn bán, kinh phí nhà nước đảm bảo thực hiện phun xịt tiêu độc khử trùng 30 ngày/tháng. Việc phun khử trùng chỉ được thực hiện sau khi đã được vệ sinh cơ giới như quét dọn, cọ, rửa… do chủ hộ thực hiện.
UBND các xã biên giới chỉ đạo bố trí hố sát trùng tại khu vực đường mòn, lối mở biên giới trên địa bàn quản lý. Tại cửa khẩu biên giới, trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu (nếu không có) thì Trạm chăn nuôi – thú y huyện đóng trên địa bàn chủ động phối hợp với Ban quản lý cửa khẩu bố trí hố sát trùng; đồng thời tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua các cửa khẩu.
UBND tỉnh cũng nhấn mạnh: Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã là xây dựng kế hoạch và phối hợp Chi cục chăn nuôi – thú y thực hiện Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng trên địa bàn quản lý. Chỉ đạo rà soát số chợ buôn bán, hộ chăn nuôi; diện tích thực hiện tiêu độc khử trùng để đăng ký số lượng hóa chất, vật tư bảo hộ lao động phục vụ cho tiêu độc khử trùng trên địa bàn. Bố trí kinh phí tổ chức thực hiện; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là phối hợp, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng trên địa bàn quản lý. Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện; tổ chức mua sắm, phân bổ hóa chất, vật tư bảo hộ lao động theo đăng ký của của huyện, thị xã; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện; thực hiện chế độ báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.

Thanh Phương 

Từ khóa : khử độcphân bổ hóa chấttoàn toànvê sinh

Các tin liên quan đến bài viết