Bình Phước hiện có 11 đơn vị hành chính (gồm 3 thị xã và 8 huyện, với 111 xã, phường, thị trấn). Trải qua20 năm kể từ ngày tái lập tỉnh, các thế hệ cán bộ và nhân dân của 11 huyện, thị xã luôn tự hào về truyền thống quê hương, phát huy tinh thần đoàn kết, ra sức thi đua xây dựng tỉnh Bình Phước phát triển.
* THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
Năm thành lập: 1/9/1999/ Diện tích: 168,47km2/ Dân số: 95.820người/ Mật độ dân số: 569 người/km2/Số đơn vị hành chính: 5 phường và 3 xã/Thu nhập bình quân đầu người:58,5 triệu đồng/năm.
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh Bình Phước, Đồng Xoài có vị trí thuận lợi, nằm trên giao lộ giữa Quốc lộ 14 và ĐT741, nối liền TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh…Đồng Xoài luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 16,3%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
Mục tiêu lâu dài của Đồng Xoài là tiếp tục đầu tư xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp, hiện đại, văn minh.Đồng Xoài đang phấn đấu trởthành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2018.
* THỊ XÃ PHƯỚC LONG
Năm thành lập: 11/8/2009/ Diện tích: 118,83km²/Dân số: 50.019người/ Mật độ dân số: 421người/km²/Số đơn vị hành chính: 5 phường và 2 xã/Thu nhập bình quân đầu người: 39 triệu đồng/năm.
Phước Long là thị xã phát triển năng động. Trong các mục tiêu phát triển của Phước Long, đảng bộ, chính quyền thị xã luôn chú trọng đến công tác đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng đô thị. Công tác chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh, nguồn vốn đầu tư tăng mạnh qua các năm. Điều đó đã mang lại cho Phước Long một diện mạo hoàn toàn mới, mang dáng dấp của một đô thị văn minh, hiện đại.Thị xã Phước Long đang tập trunghoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội. Quy hoạch đô thị có tầm nhìn xa với việc mở rộng địa giới hành chính về hướng Nam và Tây Nam. Phấn đấu đến năm 2020 phát triển thành đô thị loại III.
* THỊ XÃ BÌNH LONG
Thị xã Bình Long là cửa ngõ giao thương giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với nước bạn Campuchia.Từ một nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, sau khi thành lập thị xã, nền kinh tế của thị xã Bình Long đã thay đổi nhanh chóng, thu nhập bình quân đầu người đạt ở mức cao so với bình quân chung của tỉnh.Năm thành lập: 11/8/2009/ Diện tích: 126,28km²/ Dân số: 57.590người/ Mật độ dân số: 456người/km²/ Số đơn vị hành chính: 4 phường và 2 xã/ Thu nhập bình quân đầu người: 49,1 triệu đồng/năm.
Với lợi thế về vị trí địa lý,thị xã Bình Long đang tập trung tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựngvà thương mại – dịch vụ; giảm tỷ trọng nông nghiệp, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư. Phấn đấu đến năm 2020, Bình Long trở thành đô thị loại III.
* HUYỆN BÙ ĐĂNG
Năm thành lập: 11/1988/ Diện tích: 1.503km²/ Dân số: 131.296người/ Mật độ dân số: 87người/km²/ Số đơn vị hành chính: 1 thị trấn và 15 xã/ Thu nhập bình quân đầu người: 24,28 triệu đồng/năm.
Nằm ở vị trí chuyển tiếp của miền Đông Nam bộ và Tây nguyên, có tuyến Quốc lộ 14 chạy ngang qua, nên Bù Đăng có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, khai thác khoáng sản.Từ nay đến 2020, huyện Bù Đăng đưa ra các chỉ tiêu định hướng phát triển: tăng 3,5% giá trị sản xuất nông nghiệp; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 9%; tăng 18% giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 3%; 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Ngoài ra, Đảng bộ huyện cũng đề ra mục tiêu tổng thu ngân sách tăng bình quân 15%/năm; thu ngân sách đến năm 2020 đạt khoảng 155 tỷ đồng; 97% hộ được sử dụng điện; phấn đấu đạt 3,5 bác sĩ và 16,4 giường bệnh/vạn dân.
* HUYỆN BÙ ĐỐP
Năm thành lập:20/2/2003/ Diện tích:377,5km²/ Dân số:45.253người/ Mật độ dân số:125 người/km²/ Số đơn vị hành chính: 1 thị trấn và 6 xã/ Thu nhập bình quân đầu người:23,1 triệu đồng/năm.
Bù Đốp là huyện biên giới của tỉnh Bình Phước, điểm cuối của đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại.Trong mục tiêu phát triển lâu dài, Bù Đốp tiếp tục nâng cao giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác xã có mức độ chuyên môn hóa và thâm canh cao; phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh.
* HUYỆN BÙ GIA MẬP
Năm thành lập: 11/8/2009/ Diện tích: 1.061,16km²/ Dân số: 72.907người/ Mật độ dân số: 68,7người/km²/ Số đơn vị hành chính: 8 xã/ Thu nhập bình quân đầu người: 34,9 triệu đồng/năm.
Huyện Bù Gia Mập nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi cao nguyên và vùng đồng bằng, có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng.Là huyện có nhiều tiềm năng về đất đai, khoáng sản, du lịch, thủy điện, Bù Gia Mập tập trung đầu tư phát triển ngành công nghiệp, mở rộng thương mại, dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
* HUYỆN CHƠN THÀNH
Năm thành lập: 20/2/2003/ Diện tích: 389,49km²/ Dân số: 62.562người/ Mật độ dân số: 161người/km²/ Số đơn vị hành chính: 1 thị trấn và 8 xã/Thu nhập bình quân trên đầu người: 47,7 triệu đồng/năm.
Chơn Thành có vị trí địa lý rất thuận lợi với 2 tuyến đường huyết mạch là QL13 và QL14 đi qua thuận tiện cho việc giao thương vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế. Trên địa bàn huyện có 3 khu công nghiệp lớn trên 643 ha, thu hút 47 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư lên đến 375 triệu USD. Thời gian tới, Chơn Thành tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp;tập trunghoàn thiện 3 khu công nghiệp hiện có; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hútđầu tư; chủ động phối hợp, hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện tốt dự ánKhu liên hợp Công nghiệp và Đô thị Becamex -Bình Phước, các cụm công nghiệp, các dựán phát triển dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ trên địa bàn đã được quy hoạch.
* HUYỆN ĐỒNG PHÚ
Năm thành lập: 10/1976/ Diện tích: 935,4km²/ Dân số: 86.896người/ Mật độ dân số: 93người/km²/ Số đơn vị hành chính: 1 thị trấn và 10 xã/ Thu nhập bình quân đầu người: 28,5 triệu đồng/năm.
Huyện Đồng Phú nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bình Phước, có thế mạnh về đất đai, tài nguyên nguồn nhân lực, tiềm năng kinh tế. Cùng với đó, mạng lưới đường tỉnh, đường huyện và giao thông nông thôn đã được đầu tư xây dựng, là điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế – xã hội với các trung tâm kinh tế trong và ngoài tỉnh. Trong những năm tới huyện Đồng Phú sẽ tập trung xây dựng những chính sách đầu tư cho nông nghiệp một cách hợp lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Phối hợp với các sở ban ngành tỉnh tập trung thực hiện dự án Khu Đô thị – Dịch vụ – Công nghiệp Đồng Phú và dự án Đường Đồng Phú – Bình Dương theo chủ trương của tỉnh.
* HUYỆN HỚN QUẢN
Năm thành lập: 11/8/2009/ Diện tích: 663,79km²/ Dân số: 95.681người/ Mật độ dân số: 144người/km²/ Số đơn vị hành chính: 13 xã/ Thu nhập bình quân đầu người: 35 triệu đồng/năm.
Huyện Hớn Quản nằm trên Quốc lộ 13, diện tích đất đỏ bazan rộng lớn cộng với nguồn nước tưới dồi dào, địa hình tương đối bằng phẳng, khả năng tạo đồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Đây là thế mạnh của huyện để phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là phát triển trồng cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Trong thời gian tới, huyện Hớn Quản ưu tiên phát triển về nông nghiệp, huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội vào xây dựng nông thôn mới. Sử dụng giống mới và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp, trọng tâm là phát triển chăn nuôi tập trung; gắn chăn nuôi với trồng trọt và chế biến sản phẩm.
* HUYỆN LỘC NINH
Năm thành lập: 9/2/1978/ Diện tích: 853,95km²/ Dân số: 115.268người/ Mật độ dân số: 135người/km²/ Số đơn vị hành chính: 1 thị trấn và 15 xã/ Thu nhập bình quân đầu người: 37,5 triệu đồng/năm.
Là huyện miền núi biên giới phía Tây – Bắc của tỉnh Bình Phước, nền kinh tế của Lộc Ninh dựa vào nông nghiệp với các loại cây trồng chủ yếu như: cao su, điều, tiêu và các loại cây ăn quả lâu năm. Đặc biệt, sản phẩm tiêu Lộc Ninh đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể.Hướng phát triển từ nay đến năm 2020, Lộc Ninh tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, đẩy mạnh chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới để đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh công tác chuyển giao, hướng dẫn nông dân ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi để nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế của sản phẩm nông nghiệp.
* HUYỆN PHÚ RIỀNG
Năm thành lập: 15/5/2015/ Diện tích: 674,97km²/ Dân số: 92.016người/ Mật độ dân số: 136,3người/km²/ Số đơn vị hành chính: 10 xã.
Huyện Phú Riềng được chia tách từ huyện Bù Gia Mập và chính thức bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 8/2015.Với lợi thế về hạ tầng giao thông, huyện Phú Riềng đang tập trung huy động nguồn lực, thu hút các nhà đầu tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, đôthị. Ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm, nâng cao thu nhập cho người dân, đảm bảo các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
Tổng hợp