Chiều ngày 15-5, sau 5 ngày nghị án, TAND tỉnh Bình Phước đã tuyên bị cáo Nguyễn Thị Ước (ngụ Chơn Thành, Bình Phước) 6 năm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. HĐXX nhận định các chứng cứ, lời khai đủ căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị cáo.

Đây là vụ án gây xôn xao dư luận, xử sơ thẩm lần thứ nhất, tòa huyện tuyên phạt 10 năm tù, bị cáo kêu oan và bản án bị hủy. Phiên xử sơ thẩm lần hai vào giữa năm 2016, TAND huyện Chơn Thành đã tuyên phạt bị cáo Ước 6 năm tù, bị cáo kháng cáo kêu oan cho rằng bị hình sự hóa quan hệ dân sự.

Bị cáo Ước liên tục kêu oan trong suốt thời gian tạm giam, xét xử

Theo cáo trạng, tháng 8-2011, bà Ước vay của bà LTB (cùng ở địa phương) 200 triệu đồng, thế chấp bằng giấy đỏ với thỏa thuận mỗi tháng trả lãi 12 triệu đồng. Sau khi nhờ người lấy lại giấy đỏ không thành, bà Ước làm thủ tục xin cấp lại theo diện mất giấy thì bà B. phát hiện, tố cáo.
Bà Ước bị khởi tố, truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trước sau bà đều kêu oan rằng bị hình sự hóa quan hệ dân sự vì trong giấy vay tiền không thể hiện việc trả lãi 12 triệu đồng/tháng và thời hạn trả nợ gốc là ba tháng như cáo trạng nêu. Tuy nhiên, xử sơ thẩm hồi tháng 9-2014, TAND huyện Chơn Thành vẫn tuyên phạt bà 10 năm tù.
Bà Ước kháng cáo kêu oan. Trong đơn kháng cáo, bà Ước cho rằng ngay từ đầu các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm đã vi phạm tố tụng nghiêm trọng khi điều tra viên và thẩm phán chủ tọa phiên tòa sơ thẩm lại chính là những người từng làm oan bà trong vụ án oan gần 10 năm trước.
Theo bà Ước, việc phân công cán bộ tố tụng như vậy sẽ không đảm bảo tính vô tư, khách quan ngay từ giai đoạn điều tra đến xét xử. Xử phúc thẩm lần thứ nhất TAND tỉnh Bình Phước tuyên hủy án để điều tra xét xử lại từ đầu.
Tại phiên tòa ngày 9-5, đại diện VKS tỉnh Bình Phước nêu nhận định: Xét kháng cáo kêu oan của bị cáo ước là không có căn cứ. Bị cáo vay 200 triệu và thế châp sô đỏ cho bà B. Dù đã thế chấp sổ đỏ cho bà B. nhưng sau đó bị cáo vẫn làm đơn cớ mất và làm thủ tuc đề nghị cấp sổ đỏ mới. Hành vi bà là nhằm chiếm đoạt tài sản của bà B. Hành vi của bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Quá trình điều tra bị cáo không nhận tội và thành thật khai báo. Vì vậy VKS đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Ước và tuyên y án sơ thẩm 6 năm tù.
LS Trần Hải Đức – bào chữa cho bị nêu quan điểm: Việc vay mượn giữa bị cáo và bà B. là vấn đề dân sự giao dịch dân sự. Chủ nợ bà B. khai tại tòa hai năm không đi đòi vì không biết nhà. dù ở cùng khu phố… như vậy là bất thường, lời khai của các nhân chứng không thể hiện rõ hành vi chiếm đoạt của bị cáo. Vì vậy LS Đức cũng đề nghị HĐXX triệu tập 3 hội đồng giám định giấy vay tiền để làm rõ vì có dấu hiệu không khách quan vì có thành viên của hội đồng chưa phải là giám định viên…
LS cho rằng cơ quan tố tụng cần xem xét trên nguyên tắc suy đoán vô tội để đánh giá toàn diện vụ án. Cuối cùng LS đề nghị tuyên bị cáo không phạm tội. Vị đại diện VKS tranh luận lại với LS và cho rằng cáo trạng VKS truy tố là có căn cứ, đồng thời không có căn cứ nào để nói các kết luận giám định là không khách quan như LS nêu.

Trong vụ án oan trước đây, bà Ước cho bà H. vay 3,5 triệu đồng cùng hai chỉ vàng, hẹn đến tháng 8-2002 phải trả. Đến hẹn, bà H. không trả nợ nên bà Ước viết đơn báo cho ban tổ ấp 1 (xã Nha Bích, Chơn Thành) rồi đưa xe máy của bà H. về trụ sở chính quyền địa phương nhờ giải quyết.

Trước sự chứng kiến của cán bộ địa phương, hai bên thỏa thuận bà H. trả tiền, bà Ước giao xe lại. Nhưng cuối năm 2002, bà Ước lại bị cơ quan tố tụng huyện khởi tố, truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tháng 11-2009, bà Ước từng được TAND huyện Chơn Thành xin lỗi công khai và bồi thường 22 triệu đồng vì đã kết án oan bà về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

NGUYỄN ĐỨC

Từ khóa : cáo trạngTAND tỉnh Bình Phướcvay 200 triệu

Các tin liên quan đến bài viết