Các cơ quan tình báo Mỹ có trong tay một bộ công cụ phức tạp nhằm chống lại những tổ chức và phần tử khủng bố ở khắp nơi trên thế giới.

Tình báo Mỹ chống khủng bố bằng cách nào?

Xét nghiệm ADN và dấu vân tay

Mục đích là nhận dạng chính xác các phần tử khủng bố, kể cả đang sống hay đã chết.

Cơ quan Điều tra liên bang Mỹ (FBI) sở hữu một ngân hàng lớn các mẫu ADN, nhờ đó ví như, đã giúp chính phủ Pakistan khẳng định rằng Muhsin Musa Matwlli Atwah-một phần tử của al Qaeda bị Mỹ truy nã vì có liên quan đến việc đánh bom đại sứ quán Mỹ năm 1998 đã bị giết trong một cuộc không kích của không quân Pakistan gần biên giới Afghanistan.

Ngoài ra, từ việc nhận dạng bằng dấu vân tay, hình xăm, vết sẹo.., tình báo có thể lựa chọn các mẫu ADN đưa đi xét nghiệm và đối chiếu với các mẫu ADN khác nhằm xác định danh tính những phần tử bị nghi ngờ.

Tình báo Mỹ cũng duy trì Hệ thống nhận dạng qua dấu vân tay tự động hóa tích hợp (IAFIS), thực chất là cơ sở dữ liệu sinh trắc học. Cơ sở dữ liệu này gồm các dấu vân tay và những thông tin về hơn 47 triệu đối tượng liên quan đến tội phạm.

Các dấu vân tay và dữ liệu về tiểu sử những kẻ khủng bố, những người bị nghi là khủng bố được thu thập thông qua các chương trình trao đổi hợp tác quốc tế, các tùy viên quốc phòng, văn hóa… trong các đại sứ quán Mỹ ở nước ngoài và từ các nguồn thực thi pháp luật trong nước.

Hệ thống IAFIS được các địa phương, các cơ quan thực thi pháp luật thường xuyên cập nhật để khai thác, sử dụng. Nhờ khả năng chuyển các dấu vân tay dưới dạng số của IAFIS, người sử dụng (kể cả ở nước ngoài) có thể gửi các bản in để so sánh và nhận lại sự trả lời điện tử về 10 dấu vân tay của kẻ phạm tội trong vòng 2 giờ và dấu vân tay người thường trong vòng 24 giờ.

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng xây dựng một cơ sở dữ liệu sinh trắc học riêng, gọi là Hệ thống nhận dạng sinh trắc học tự động hóa (ABIS), có cấu trúc tính năng giống như hệ IAFIS. Để bảo đảm chất lượng và khả năng hoạt động thông suốt của tất cả các dữ liệu dấu vân tay đã thu thập được, Bộ Quốc phòng Mỹ yêu cầu tất cả những tìm kiếm liên quan đến dấu vân tay đều phải tuân theo những tiêu chuẩn đồng nhất và có khả năng hoạt động liên thông với hệ thống IAFIS.

Các bản in gửi tới ABIS đều được sàng lọc qua hệ thống IAFIS; tại đây chúng được chiếu lên màn hình và đối chiếu với danh sách những kẻ khủng bố đang bị truy nã. Nhiều trường hợp, những kẻ khả nghi đã bị bắt giữ khi dấu vân tay của chúng cho thấy chúng từng bị bắt giữ trước đây.

Tình báo Mỹ chống khủng bố bằng cách nào?

Chặt đứt nguồn cung cấp tài chính

Việc cắt đứt nguồn cung cấp tài chính cho khủng bố gặp 2 khó khăn lớn. Thứ nhất, việc chuyển tiền ở phần lớn các nước không phải là hoạt động bất hợp pháp. Thứ hai, số liệu giao dịch không bắt buộc phải đi kèm với tiền, điều đó có nghĩa là các vụ chuyển tiền nặc danh là có thể và được phép. Hơn nữa, hoạt động tài chính của chủ nghĩa khủng bố là mang tính toàn cầu.

Các cơ quan tình báo Mỹ đã thống nhất áp dụng những thể thức điều tra mới nhằm giải quyết vấn đề này. Trong quá trình tiến hành điều tra các nguồn tài chính của bọn khủng bố, họ kết hợp nghiệp vụ truyền thống một cách đồng bộ với các công nghệ tiên tiến, trên cơ sở đó xây dựng cơ chế hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật và tình báo, kể cả trong nước và nước ngoài.

Mục đích là nhận biết, điều tra, ngăn chặn và vô hiệu hóa tất cả các hoạt động chuyển tiền và đầu tư tài chính liên quan đến khủng bố.

Lưu giữ thông tin

Do các mối đe doạ không có mặt bằng thời gian nên việc lưu giữ thông tin một cách cẩn thận sẽ trở thành một nguồn thông tin tình báo quan trọng. Ví dụ, các danh bạ điện thoại có thể cung cấp số điện thoại ở một nước; các số điện thoại ở các nước khác có thể được tìm thông qua các kênh của lực lượng thực thi pháp luật. Các nhân viên quân sự Mỹ được Tình báo huấn luyện, đào tạo về cách khai thác thùng rác (pocket-litter).

Trong không gian chiến trường, các sĩ quan quân đội Mỹ được huấn luyện các kỹ năng về lưu trữ dữ liệu, những vật thể hữu hình (tangible objects) và cách thức thực hiện một cuộc thẩm vấn. Họ học chụp ảnh, lập bảng phân loại và sắp xếp các món tin (items) để làm bằng chứng và để tra cứu trong tương lai. Họ cũng học cách diễn giải thông tin giúp cho cấp dưới biết được phương thức và địa điểm triển khai lực lượng sắp tới.

FBI đã phát triển và duy trì Kho dữ liệu điều tra (IDW) – một kho chứa hệ thống tập trung, kép kín các dữ liệu điều tra và tình báo. Hệ thống này cho phép người có thẩm quyền đưa ra những câu hỏi, chất vấn liên quan đến các vấn đề điều tra và tình báo.

Thông tin lưu trong IDW được lấy từ tất cả các cơ quan chính phủ, các đơn vị Mỹ ở nước ngoài. Không ngừng được cập nhật, IDW cung cấp cho nhà phân tích tình báo và nhân viên chống khủng bố Mỹ một điểm truy cập duy nhất vào hơn 47 nguồn dữ liệu chống khủng bố, kể cả thông tin từ các file của FBI, dữ liệu của các cơ quan chính phủ và các nguồn tin tức công khai.

Người sử dụng có thể tìm kiếm tới trên 560 triệu trang tài liệu liên quan đến khủng bố quốc tế và hàng tỉ các hồ sơ cấu trúc như địa chỉ và số điện thoại, trong thời gian tính bằng giây.

Có thể tìm kiếm nhanh chóng hình ảnh những tên khủng bố đã lộ diện; đối chiếu hoặc so sánh với hình ảnh của các đối tượng khác trong thời gian tính bằng phút chứ không phải tính bằng ngày như trước đây. Kết hợp với những công cụ tìm kiếm tiên tiến nhất, IDW giúp tăng cường khả năng nhận biết về những mối quan hệ đan xen giữa các nhân vật, vụ việc một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : Mỹtình báo Mỹ

Các tin liên quan đến bài viết