Một trong những con giun khổng lồ còn sống vừa được các nhà khoa học phát hiện |
Mô tả chi tiết loài giun khổng lồ, có thể dài tới 1,55m và có đường kính 6cm, vừa được công bố trên một tạp chí khoa học của Mỹ. Giun khổng lồ sống cả đời trong một lớp vỏ cứng nằm sâu dưới bùn. Sự tồn tại của nó đã được biết tới trong trong hơn 200 năm qua nhờ các hóa thạch tìm được tuy nhiên các nhà khoa học chưa từng chạm mặt mẫu vật sống nào. Tuy thuộc họ nhà giun nhưng nó có cấu tạo giống một loài nhuyễn thể vỏ cứng, tương tự như trai, sò. Tên của nó là Kuphus polythamia – loài nhuyễn thể dài nhất mà con người biết. Một nhóm các nhà khoa học Mỹ, Pháp và Philippines gần đây tìm thấy và thu thập được 5 mẫu giun khổng lồ này ở đảo Mindanao trong một vịnh biển. Giun khổng lồ đặc biệt không chỉ vì kích thước, chế độ ăn của nó chủ yếu là bùn và các trầm tích sinh vật, tiêu hóa nhờ một loại vi khuẩn. Nó tự tạo ra lớp vỏ cứng canxi carbonat (CaCO3) bằng cách tiết ra hóa chất.