Một trong những người lính cứu hỏa đầu tiên tiếp cận hiện trường vụ tấn công khủng bố 11.9.2001 vừa quyết định trải lòng vào đúng 17 năm sau ngày thảm kịch xảy ra.

tiet lo soc cua linh cuu hoa dau tien toi hien truong vu 11.9 hinh anh 1

Ông Dan Rowan, một trong những người lính cứu hỏa đầu tiên tới hiện trường thảm kịch 11.9.

Ngày 11.9.2001, cả thế giới chấn động trước hình ảnh tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York – biểu tượng cho sức mạnh của nền kinh tế Mỹ – bị 2 chiếc máy bay của khủng bố đâm sập.

Một chiếc máy bay thứ 3 lao vào Lầu Năm Góc và một chiếc khác đâm vào một cánh đồng.

Gần 3.000 người mất mạng và ít nhất 6.000 người bị thương sau thảm kịch mà nước Mỹ sẽ không bao giờ có thể quên.

Hôm nay kỷ niệm 17 năm cuộc tấn công khủng bố bi thảm nhất vào nước Mỹ. Dan Rowan là một trong số những lính cứu hỏa đầu tiên tiếp cận hiện trường thảm kịch 11.9.2001 và hiện là sĩ quan cảnh sát của Sở cảnh sát Marana, bang Arizona.

Nhớ lại hiện trường tấn công ngày đó, ông Dan Rowan chia sẻ: “Tôi không thích gọi đó là Ground Zero (Vùng đất số không, nơi từng tọa lạc Tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới ở New York). Tôi thích gọi nó là Vùng đất Anh hùng (Ground Hero). Vì đó chính xác là những gì chúng tôi đã làm ngày hôm đó”.

tiet lo soc cua linh cuu hoa dau tien toi hien truong vu 11.9 hinh anh 2

Chiếc mũ cứu hỏa sờn rách vì năm tháng của ông Dan Rowan

17 năm trước, ông Rowan là lính cứu hỏa của Sở Cứu hỏa New York. Ông được điều đến hiện trường thảm kịch 11.9 – nơi 1 chiếc máy bay mắc kẹt trong tòa tháp thứ nhất. Tới hiện trường, Rowan nhanh chóng lấy đồ nghề và gia nhập cùng những nhóm cứu hộ đầu tiên.

“Thực sự rất, rất buồn. Nhưng bạn phải làm những gì bạn cần phải làm. Khi mọi người ùn ùn chạy từ bên trong ra, thì chúng tôi chạy vào. Hành động đó xuất phát từ trong tim, bạn biết chứ, chúng tôi không nghĩ về những hậu quả”, ông Rowan chia sẻ.

Hầu hết các thành viên đội cứu hộ của ông Rowan đều không thể sống sót ra ngoài. Bản thân ông Rowan cũng dành tới 72 giờ tiếp theo để bới bê tông cốt thép tìm kiếm 10 lính cứu hỏa tại hiện trường.

“Bạn tìm thấy những thứ bạn không thể diễn ra bằng lời. Những thứ còn lại của một con người, bạn hiểu không. Và bạn phải làm những gì cần làm, bỏ qua mọi thứ để tìm kiếm đồng đội của bạn”, người lính cứu hỏa trải lòng.

Sau 72 giờ, Rowan cũng chỉ tìm được thi thể của một vài đồng đội của ông. Ông Rowan nghỉ làm ở Sở cứu hỏa New York tháng 1.2004 và hiện là cảnh sát ở Marana. Hàng ngày, ông đều mặc  chiếc áo đồng phục có số 343 – số lượng lính cứu hỏa New York đã thiệt mạng trong thảm kịch 11.9 để tưởng nhớ các đồng đội.

“Trong 343 lính cứu hỏa đã ra đi ngày đó, tôi làm việc cùng hoặc được huấn luyện cùng 53 người”, ông Rowan chia sẻ và nói thêm rằng, những hình ảnh thảm kịch 11.9 vẫn ám ảnh ông hàng ngày nhưng ông phải chung sống với nó suốt phần đời còn lại.  Người lính cứu hỏa cũng luôn để ảnh đồng đội gần tim nhất, trong túi áo sơ mi còn đồng phục lính cứu hỏa của mình, ông để trong cốp xe cảnh sát.

Theo Dân việt

Từ khóa : 11.9.2001khủng bố 11.9lính cứu hỏaNew Yorknước Mỹthảm kịch 11.9vụ 11.9vụ tấn công 11.9

Các tin liên quan đến bài viết