Một ngày hai lần đi về trên xa lộ từ bờ tây Oahu đến thủ phủ Hololulu, tôi luôn có cảm giác khác lạ khi nhìn lên tấm biển chỉ đường màu xanh dương rực rỡ: đây là Pearl City (thành phố Trân Châu) và lối đi dẫn tới Pearl Harbor (Trân Châu Cảng).
Thăm Trân Châu Cảng, nơi "chiến tranh không phải trò đùa"
Những du khách trầm ngâm chạm tay vào lịch sử và hẳn cũng như tôi với nghĩ suy “Chiến tranh không phải trò đùa” 

Ngày 7-12-1941 cách đây 75 năm, đã có một trận chiến giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, trận Trân Châu Cảng, khởi đầu cho việc Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai. Một trận đánh úp đầy bất ngờ mà đế quốc Nhật Bản với tham vọng ngăn ngừa và giữ chân hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp vào cuộc chiến Nhật Bản đang âm mưu ở Đông Nam Á, gây thiệt hại không nhỏ về khí tài quân sự và sinh mạng lính thủy của hải quân Mỹ. Nhưng kết quả không như đô đốc Nagumo Chūichi và Yamamoto Isoroku mong đợi, Hoa Kỳ đã lập tức tham dự vào mặt trận châu Âu và hải quân nhanh chóng phục hồi, trở nên mạnh mẽ hơn sau cuộc chiến. Hàn gắn những vết thương¾ thế kỷ đã trôi qua, thế giới đã chứng kiến Tổng thống Mỹ Barack Obama đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm ở công viên tưởng niệm Hòa bình Hiroshima ngày 27-5-2016, nơi Mỹ đã thả quả bom nguyên tử đầu tiên để tưởng nhớ những người đã mất. Và mới đây thôi, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố sẽ thăm Trân Châu Cảng trong chuyến công du đến Hawaii ngày 26, 27-12-2016, cũng để tưởng niệm những binh sĩ và dân thường đã thiệt mạng trong trận chiến lịch sử Trân Châu Cảng. Hai vị lãnh đạo của hai cường quốc lớn đều đã và đang có những hành động tích cực để hàn gắn vết thương chiến tranh trong quá khứ, khép lại những trang sử bi kịch giữa hai quốc gia. Với một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng đối với toàn bộ vùng biển Bắc Thái Bình Dương, cách Hololulu, thủ phủ đảo Oahu, quần đảo Hawaii chừng 6 dặm về phía tây, Trân Châu Cảng có điều kiện tự nhiên lý tưởng. Đó là một vịnh biển ăn sâu vào đất liền với nhiều vụng và luồng lạch kín đáo, với một cù lao ở giữa vịnh được gọi là đảo Ford, cùng sự phòng thủ vững chắc của những lực lượng đồn trú. Tổng tham mưu trưởng lục quân Mỹ George Marshall từng khẳng định: “Đảo Oahu có thể coi là pháo đài mạnh nhất thế giới”. Nhưng sau trận đột kích ngày 7-12-1941, pháo đài mạnh nhất thế giới ấy đã phải trả giá trên diện rộng từ tàu chiến, máy bay đến con người. Những chứng nhân lịch sử.

Thăm Trân Châu Cảng, nơi "chiến tranh không phải trò đùa"
Sơ đồ vịnh Trân Châu Cảng tại trung tâm du lịch 
Thăm Trân Châu Cảng, nơi "chiến tranh không phải trò đùa"
Du khách nhìn về đảo Ford 
Thăm Trân Châu Cảng, nơi "chiến tranh không phải trò đùa"
Một góc công viên USS Bowfin với những mô hình và chứng tích lịch sử
Thăm Trân Châu Cảng, nơi "chiến tranh không phải trò đùa"
Mỗi bia đá ghi lại lịch sử và mất mát của từng khí tài hải quân Hoa Kỳ đã tổn thất trong trận chiến Trân Châu Cảng 
Thăm Trân Châu Cảng, nơi "chiến tranh không phải trò đùa"
… xa xa là đài tưởng niệm USS Arizona và tàu bảo tàng Missouri

Chiến tranh qua đi, Trân Châu Cảng ngày nay vẫn là một căn cứ quân sự lớn của Mỹ ở Thái Bình Dương, và một phần của nó đã trở thành chứng tích của lịch sử, trở thành điểm đến du lịch được nhiều người quan tâm ở đảo Oahu, quần đảo Hawaii. Hằng ngày có hàng ngàn du khách ghé thăm những chiếc tàu chiến đã bị đánh chìm trong quá khứ, tìm hiểu về lịch sử bi tráng của Trân Châu Cảng, tưởng niệm những người lính hay cả dân thường đã thiệt mạng trong trận chiến bất ngờ. Đã có những thiết giáp hạm và tàu tuần dương được hải quân Hoa Kỳ vá lỗ thủng, trục vớt và sửa chữa. Nhưng có những chiếc tàu như thiết giáp hạm Oklahoma dù được trục vớt thành công đã không bao giờ được sửa chữa. Tàu Arizona và tàu mục tiêu giả Utah vẫn nằm lại dưới đáy biển, nơi chúng đã bị đắm. Phía trên xác tàu Arizona ở vịnh nước cạn Trân Châu Cảng, người Mỹ cho xây dựng một đài tưởng niệm. Ngoài ra còn có tàu bảo tàng Missouri neo trên bờ đảo Ford, Bảo tàng hàng không Thái Bình Dương, khu công viên và bảo tàng tàu ngầm USS Bowfin, mỗi nơi để tham quan và khám phá phải ước chừng từ 1-2 tiếng và có giờ mở cửa, đóng cửa riêng biệt.Khu vực tưởng niệm tàu Oklahoma, tàu bảo tàng Missouri và bảo tàng hàng không Thái Bình Dương nằm trên đảo Ford, cứ khoảng 10 phút sẽ có một chuyến tàu đưa khách từ trung tâm du lịch Trân Châu Cảng tới. Missouri là thiết giáp hạm nhanh cuối cùng mà Hoa Kỳ chế tạo và hoàn tất, trên boong tàu này vào ngày 2-9-1945 đã ký kết văn bản đầu hàng vô điều kiện của đế quốc Nhật, chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai.”Chiến tranh không phải trò đùa”

Thăm Trân Châu Cảng, nơi "chiến tranh không phải trò đùa"
Một góc xanh của Trân Châu Cảng hôm nay
Thăm Trân Châu Cảng, nơi "chiến tranh không phải trò đùa"
Tàu bảo tàng USS Bowfin neo mình trong bình yên Trân Châu Cảng 

Du khách vào Trân Châu Cảng không được mang theo bất kỳ túi xách tay hay balô nào, phải gửi đồ theo quy định nhưng được phép mang theo điện thoại và máy ảnh. Cảm giác khi mình đang ở giữa Thái Bình Dương, trong một khung cảnh rực rỡ với nắng vàng và biển xanh, trên thảm cỏ mượt mà bình yên và dưới những tán dừa reo vui trong gió, với những mô hình lưu niệm về trận đánh lịch sử ngày 7-12-1941, thật lạ lùng. Cũng như vô số khách du lịch đang ở đây, tôi đắm mình trong thông tin của từng chiến hạm, tàu ngầm đã bị hủy diệt trong quá khứ, số liệu được khắc trên bia đá, tên tuổi của những người đã nằm xuống.Thật khó tưởng tượng được ta đang đứng trên chiến tranh, trên miền đất đã là một phần không nhỏ của lịch sử thế giới. Tại Trân Châu Cảng, tôi nhìn thấy nhiều gương mặt trầm tư, những cái vuốt tay nhẹ nhàng vô thức trên mặt bia đá, những bức hình lưu niệm được chụp không ồn ào. Hẳn nhiều du khách đến đây cũng như tôi đang suy nghĩ về hòa bình và phần nào thấu hiểu “chiến tranh không phải một trò đùa”, cho dù là bên nào cũng sẽ chịu tổn thất, mất mát và đau thương.

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : chiến tranhTrân Châu Cảng

Các tin liên quan đến bài viết