Lý do là có sự bất bình đẳng trong thu nhập, tạp chí The Economist nhận định.

Tại sao một số nơi bị Covid-19 tác động mạnh hơn?
nh minh hoạ 

17 tháng đã trôi qua kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, rất nhiều câu hỏi về dịch bệnh vẫn chưa được giải đáp, chẳng hạn nguồn gốc từ đâu? Tại sao một số khu vực ít dịch bệnh tàn phá hơn những khu vực khác? Tại sao số người chết vì Covid-19 ở Florida ít hơn mức trung bình của Mỹ dù các biện pháp hạn chế đã được nới lỏng trước?

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã gần như tìm ra biến số ma thuật, yếu tố quan trọng để giải thích sự khác biệt về số ca tử vong. Hoá ra nó liên quan tới kinh tế.

Những tài liệu về sự lây lan và tử vong do Covid-19 cho thấy mối quan hệ giữa các yếu tố không phải lúc nào cũng đúng trong hiện thực.

Dù ai cũng biết người già dễ bị mắc bệnh nhất, nhưng Nhật Bản – đất nước với 28% dân số là người trên 65 tuổi, so với mức 9% trên toàn cầu – lại có rất ít ca tử vong cho đến nay.

Bất bình đẳng kinh tế

Ngạc nhiên với kết quả này, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm những biến số ít rõ ràng hơn để giải thích sự khác biệt về số ca tử vong do Covid-19. Cho tới giờ, biến số mạnh nhất là sự bất bình đẳng và nó được đo bằng hệ số thu nhập Gini. Trong đó, số 0 đại diện cho sự bình đẳng hoàn toàn và số 1 cho sự bất bình đẳng hoàn toàn.

Một nghiên cứu gần đây về 84 quốc gia của ông Frank Elgar thuộc Đại học McGill và các đồng nghiệp đã cho thấy, sự gia tăng 1% của hệ số Gini có liên quan đến sự gia tăng 0,67% tỷ lệ tử vong do Covid-19.

Một nghiên cứu khác của Annabel Tan, Jessica Hinman và Hoda Abdel Magid của Đại học Stanford chỉ ra rằng mối liên quan giữa bất bình đẳng thu nhập và các ca nhiễm, tử vong do Covid-19 trong năm 2020 có khác nhau, nhưng nhìn chung là tích cực. Bất bình đẳng càng cao, thì sự ảnh hưởng bởi Covid-19 càng nhiều.

Một trong những lý giải cho hiện tượng này là bệnh nền. Những người có sức khỏe kém có xu hướng dễ mắc Covid-19 hơn. Thực tế là, một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa bất bình đẳng và các bệnh nền.

Nghiên cứu năm 2016 của Beth Truesdale và Christopher Jencks tại Đại học Harvard đã tìm thấy bằng chứng về mối liên hệ giữa bất bình đẳng thu nhập cao hơn và tuổi thọ thấp hơn. Ví dụ minh họa mà họ đưa ra là, cho một phụ nữ giàu thêm một đô la thu nhập thì nó sẽ cải thiện sức khỏe của cô ấy ít hơn so với tác hại của việc lấy đi một đô la từ một người đàn ông nghèo.

Lý do thứ hai là quan hệ ở nơi làm việc. Người lao động ở các nước tương đối bình đẳng có xu hướng có nhiều khả năng thương lượng hơn. Ở Thụy Điển, nơi người lao động có những quyền lợi lớn, những lao động tuyến đầu không phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao do Covid-19 như ở Mỹ hoặc Anh.

Lý do cuối cùng liên quan đến sự kết nối xã hội. Ở những khu vực có sự bất bình đẳng cao, mọi người thường không tin tưởng người lạ hoặc ít quan tâm đến hoà nhập cộng đồng.

Theo một nghiên cứu được tiến hành năm 2016 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ở những nơi mà mọi người có lối sống rất khác nhau, họ ít thấy điểm chung với nhau. Sự kết nối xã hội yếu gần như chắc chắn làm giảm mức độ tuân thủ của người dân với các biện pháp kiểm soát virus như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và hạn chế đi lại.

Để giảm thiểu sự bất công bằng xã hội và tỷ lệ tử vong vì Covid-19, chính phủ các nước cần điều chỉnh cách đối phó với đại dịch. Theo đó, họ có thể thay đổi các khuyến khích kinh tế để người dân có thể làm việc ở nhà nếu bệnh dịch có khả năng lây nhiễm. Nếu không có những cải thiện này, bất bình đẳng cao có thể sẽ tiếp tục đồng nghĩa với việc dễ bị tổn thương hơn trước các đại dịch.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : Covid-19 Thế Giớivirus Corona

Các tin liên quan đến bài viết