Theo một nghiên cứu mới vừa được công bố, trẻ em mắc bệnh sốt rét tạo ra một mùi đặc biệt giúp thu hút muỗi. Ký sinh trùng sốt rét đã làm thay đổi mùi tự nhiên của người bệnh và làm họ càng hấp dẫn với muỗi hơn.
Để trả lời câu hỏi liệu người mắc sốt rét có mùi đặc biệt hay không, các nhà khoa học đã kiểm chứng bằng cách thu thập vớ của 56 trẻ em người Kenya trong một nghiên cứu lần đầu được thực hiện về mùi của người mắc sốt rét.
Họ nhóm đã đưa muỗi Anopheles gambiae (một loại muỗi chủ yếu ở châu Phi) thủ phạm chính làm lây truyền bệnh sốt rét ở vùng cận Saharan ở châu Phi vào một ống thổi khí động và chúng người mùi của những chiếc vớ.
Trong thí nghiệm đầu tiên với vớ của những trẻ em nhiễm sốt rét – họ phát hiện đa số muỗi bị hấp dẫn bởi mùi của các em này mà không phân biệt lượng kí sinh trùng sốt rét trong máu bệnh nhân.
Càng có nhiều kí sinh trùng sốt rét trong máu, mùi của bệnh nhân càng mạnh với muỗi.
Giáo sư James Logan, nhà nghiên cứu chính, trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh tại Đại học Y học nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London, trả lời trên tờ Newsweek:
“Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là trẻ em nhưng bước tiếp theo chúng tôi sẽ xem liệu điều này có đúng ở người lớn hay không. Giả thuyết của chúng là kết quả sẽ tương tự”.
Họ hy vọng rằng các hợp chất liên quan đến sự có mặt của ký sinh trùng sốt rét trong máu có thể được sử dụng như các chỉ dấu hiệu sinh học về căn bệnh này.
Giáo sư Logan cho biết: “Nhu cầu về các biện pháp chẩn đoán không xâm lấn mới là rất lớn. Dùng mùi để phát hiện sự hiện diện của kí sinh trùng sốt rét có thể là một phương pháp mới. Nó rất có ý nghĩa trong việc chẩn đoán đối với những người có kí sinh trùng sốt rét ngay cả khi họ không cảm thấy có bệnh và thấy không cần phải đi khám”.
Phương pháp có thể được ứng dụng trên một thiết bị như một chiếc đồng hồ thông minh – có thể phát hiện kí sinh trùng trong mồ hôi người đeo và cảnh báo về tình trạng nhiễm kí sinh trùng ngay lập tức, giáo sư Logan cho biết.
Giáo sư John Pickett, Khoa Hóa học tại trường Đại học Cardiff , đồng tác giả nghiên cứu cho biết phát hiện có thể được ứng dụng để tạo ra những cái bẫy bằng mùi để dụ muỗi và lừa chúng ra xa khu dân cư.
“Ý tưởng này đã được thực hiện trong kiểm soát dịch bệnh trên mùa vụ trong nông nghiệp”.
Nghiên cứu được công bố trong bối cảnh cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét bị chùng xuống trong những năm gần đây. Theo báo cáo về tình hình sốt rét toàn cầu năm 2017 của Tổ chức Y tế thế giới, “chỉ gần một nửa các quốc gia gặp vấn đề về sốt rét có thể đạt mục tiêu giảm số ca bệnh và tử vọng do sốt rét.
Năm 2016, có 261 triệu trường hợp mắc sốt rét trên toàn cầu, tăng 5 triệu ca so với năm 2015.
Tác giá Jetske de Boer của Viện đại học Wageningen cho biết đối tượng chính lây truyền bệnh sốt rét là những loài muỗi sống trong nhà và chúng đã được xử lý bằng nhiều biện pháp trong đó có biện pháp ngủ màn có xử lý hóa chất.
Tuy nhiên, những loài muỗi ngoài tự nhiên chưa được nhắm đến ở phạm vi tương tự. Tình trạng muỗi kháng hóa chất và kí sinh trùng kháng thuốc đang tăng lên ở nhiều nơi và một vấn đề quan trọng nữa là thiếu ngân sách đầu tư cho những nghiên cứu mới về sốt rét cũng như chương trình phòng chống sốt rét
“Đây là lần đầu tiên các mảnh ghép được lắp vào với nhau trong một thực nghiệm với người nhiễm sốt rét tự nhiên và các bằng chứng là rất thuyết phục”.
Tiến sĩ Lauren Cator, giảng viên ngành Khoa học đời sống và là thành viên của Mạng lưới chuyên gia về sốt rét tại đại học Imperial, London, Anh
Tiến sĩ Lauren Cator, giảng viên ngành Khoa học đời sống và là thành viên của Mạng lưới chuyên gia về sốt rét tại đại học Imperial, London, Anh – người không tham gia vào nghiên cứu cho biết: nhiều năm qua, các nhà khoa học đã nghi ngờ rằng kí sinh trùng sốt rét có thể làm thay đổi mùi ở người mang mầm bệnh, khiến họ dễ bị muỗi chích hơn.
Nguồn: tuoitre.vn