Tính đến tháng 7/2018, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướng Chính phủ cấp, đổi trên 50.000 bằng Tổ quốc ghi công; các địa phương, ngành, công an, quân đội đã xác nhận 2.500 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; đặc biệt đã thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xác nhận và cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với với gần 1.800 liệt sĩ.
 >> Quy định mới về trợ cấp người có công với cách mạng
 >> Hơn 355,4 tỷ đồng tặng quà cho người có công nhân Ngày thương binh liệt sĩ
 >> Tri ân người có công là trách nhiệm và tình cảm

Theo phản ánh của cử tri tỉnh Quảng Ninh, Vĩnh Long, hiện còn tồn đọng nhiều hồ sơ đề nghị công nhận và hưởng chế độ chính sách đối với thanh niên xung phong hỏa tuyến, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, nhiễm chất độc hóa học…

Cử tri các tỉnh đề nghị cơ quan có thẩm quyền sớm giải quyết chế độ, chính sách với người có công, người cao tuổi, đã chết nhưng chưa được hưởng.

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Về giải quyết chế độ đối với thanh niên xung phong: Chế độ đối với thanh niên xung phong theo từng diện đối tượng được hưởng theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005, Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008, Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó thanh niên xung phong được hưởng trợ cấp một lần, trường hợp sống cô đơn, không nơi nương tựa được trợ cấp hàng tháng, ngoài ra còn được Nhà nước mua BHYT, khi từ trần, người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng phí.

Về giải quyết hồ sơ đề nghị công nhận và hưởng chế độ chính sách đối với thanh niên xung phong theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg và Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã có Văn bản số 3332/LĐTBXH-NCC ngày 31/8/2016 yêu cầu gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố rà soát, đẩy nhanh tiến độ giải quyết chế độ trợ cấp 1 lần, trợ cấp hàng tháng, BHYT, mai táng phí đối với Thanh niên xung phong theo quy định của Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg nêu trên.

Đối với các thanh niên xung phong đề nghị xác nhận thương binh: Bên cạnh việc xem xét xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo quy định hiện hành, thực hiện kế hoạch giải quyết hồ sơ tồn đọng theo quy định tại Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH ngày 20/3/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công, việc xem xét xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (trong đó có cả đối tượng Thanh niên xung phong bị thương) đang được các địa phương và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tích cực rà soát, xem xét, giải quyết.

Ngày 31/3/2017, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Văn bản số 331/LĐTBXH-NCC đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố rà soát, thống kê số đối tượng thanh niên xung phong chưa được xem xét, giải quyết chế độ do thiếu hồ sơ đồng thời Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam cũng thực hiện việc rà soát, thống kê đối tượng thanh niên xung phong chưa được hưởng chế độ, để có phương án báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

Về giải quyết chế độ đối với dân công hỏa tuyến thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng (là cơ quan chủ trì, tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 về một số chế độ, chính sách đối với các đối tượng nêu trên).

Giải pháp giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị công nhận và hưởng chế độ chính sách người có công với cách mạng: Trong thời gian vừa qua, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chủ động phối hợp với các địa phương rà soát số hồ sơ tồn đọng và năm 2016 đã đột phá trong việc xem xét giải quyết hồ sơ tồn đọng bằng việc triển khai thí điểm giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng tại 5 địa phương (Lai Châu, Bắc Kạn, Thái Bình, Đà Nẵng, Long An) để rút kinh nghiệm triển khai toàn quốc.

Thực hiện Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ, ngày 20/3/2017, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH về quy trình giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng, gồm 7 bước và quy định chặt chẽ hơn so với Kế hoạch triển khai thí điểm, quy định về hồ sơ tồn đọng cụ thể hơn; các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng Kế hoạch thực hiện, Tổ công tác Trung ương cùng với các bộ, ngành, địa phương rà soát thẩm định hồ sơ đồng thời công khai thông tin hồ sơ trên các phương tiện thông tin đại chúng, với mục tiêu hết năm 2017 giải quyết căn bản hồ sơ tồn đọng xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang lưu trữ tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố và Công an tỉnh, thành phố trở lên.

Với sự quyết tâm của Tổ công tác Trung ương, Ban Chỉ đạo tại các địa phương và các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong việc xem xét giải quyết hồ sơ tồn đọng, tính đến tháng 7/2018, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướng Chính phủ cấp, đổi trên 50.000 bằng Tổ quốc ghi công; các địa phương, ngành, công an, quân đội đã xác nhận 2.500 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; đặc biệt đã thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xác nhận và cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với với gần 1.800 liệt sĩ.

Trên cơ sở kết quả thực hiện việc giải quyết hồ sơ tồn đọng theo Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH về xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ rút kinh nghiệm, bổ sung hoàn thiện phương thức giải quyết: Giảm bớt thủ tục hành chính, tăng cường công khai minh bạch, chống man khai hồ sơ, trục lợi chính sách, từng bước nghiên cứu, mở rộng phạm vi giải quyết hồ sơ còn tồn đọng ở các ngành, cấp huyện, cấp xã và trong nhân dân. Bên cạnh đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách theo hướng sửa đổi toàn diện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đối với hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ, hiện nay vẫn đang được tiến hành thường xuyên và đảm bảo thời gian xem xét giải quyết theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; không có diện hồ sơ tồn đọng đối với đối tượng này.

Theo Chinhphu.vn

Từ khóa : chất độc hóa họcgia đình liệt sĩgiải quyết chế độngười hưởng chính sáchnhiễm chất độcThanh niên xung phongViệc làm

Các tin liên quan đến bài viết