Nhiều nhà máy sản xuất máy giặt tại VN có thể gặp khó khăn nếu bị áp thuế tự vệ. Trong ảnh: tại một dây chuyền sản xuất máy giặt ở VN |
Theo các chuyên gia, việc điều tra này chủ yếu nhằm vào hai tổ hợp lớn của Samsung và LG tại VN. Nếu bị áp thuế tự vệ, không chỉ kim ngạch xuất khẩu của VN bị ảnh hưởng mà còn tác động tới nhiều doanh nghiệp FDI sản xuất trong lĩnh vực hàng gia dụng, công nghiệp hỗ trợ tại VN…
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, dự kiến Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ sẽ ra kết luận cuối cùng về thiệt hại vào tháng 10-2017, và nộp báo cáo lên tổng thống Hoa Kỳ để ra quyết định về việc có áp dụng biện pháp tự vệ hay không vào tháng 12-2017. LG trong văn bản tuyên bố sau khi Whirlpool khởi kiện đã cho rằng việc đâm đơn thể hiện chính Whirlpool không đủ năng lực cạnh tranh với các thương hiệu toàn cầu khác…Một luật sư tại VN chuyên tham gia trong lĩnh vực kiện phòng vệ thương mại quốc tế cũng dẫn số liệu từ đơn vị nghiên cứu thị trường của Mỹ cho thấy nếu quý 1-2016 Whirlpool đang nắm 19,7% thị phần (dẫn đầu thị trường) thì sang quý 1-2017 chỉ còn 17,3%, sau Samsung. LG cũng tăng thị phần khá nhanh chóng, hiện chiếm thứ 3 (tương ứng 16,8%)…Vị luật sư cũng cảnh báo Mỹ đã áp thuế chống bán phá giá đối với máy giặt từ Trung Quốc và Hàn Quốc năm 2016 với mức thuế khá cao, từ 32,1-52,5%. Theo các chuyên gia, vụ kiện này diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng cứng rắn trong bảo hộ thị trường. Hơn nữa, việc áp thuế tự vệ, sau đó dù có bị khởi kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới với quy trình phức tạp, tốn nhiều thời gian sẽ khiến các doanh nghiệp xuất khẩu máy giặt vào Mỹ gánh chịu những thiệt hại trước khi thoát thuế tự vệ.
Không chủ động sẽ thiệt hại nhiều mặt
Theo ông Lê Sỹ Giảng – chuyên gia trong lĩnh vực phòng vệ thương mại, trong thời gian tới các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt thường xuyên hơn các vụ kiện tụng từ phía Mỹ. Ông Giảng cho biết nếu vụ kiện liên quan đến biện pháp tự vệ, vai trò cấp chính phủ là rất quan trọng vì có thể xúc tiến việc đàm phán để đạt được các thỏa thuận bồi thường theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới. “Tới đây, các doanh nghiệp không những cần chủ động hơn nữa trong việc kết nối, cung cấp thông tin cho hiệp hội ngành hàng, cơ quan chức năng mà còn phải tự chủ thêm cả năng lực tài chính, cũng như hợp tác chặt chẽ với những yêu cầu trả lời các bảng câu hỏi điều tra từ các nước” – ông Giảng nói và cảnh báo nếu không theo hướng trên, doanh nghiệp và nền kinh tế có thể thiệt hại về nhiều mặt. |
Nguồn: tuoitre.vn