Trong 20 năm qua, Dubai trở thành một trung tâm giao dịch vàng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Dubai cũng nổi lên như điểm đến của những kẻ rửa tiền bẩn và buôn lậu vàng, theo Liên Hiệp Quốc.

Rửa vàng và tiền bẩn ở Dubai - Ảnh 1.

Kẻ buôn lậu vàng Ewan Macmillan, người Zimbabwe

Đài truyền hình Al Jazeera thực hiện loạt bài chủ đề “Gold Mafia”, bí mật điều tra về các băng nhóm buôn lậu vàng lớn ở Nam Phi. Cũng như khám phá quy trình cho phép các nhóm này lạm dụng các chính sách của Dubai – được thiết kế để tạo thuận lợi cho kinh doanh – để “làm sạch” hàng tỉ USD vàng và tiền bẩn.

“Tất cả đều bắt nguồn từ Dubai”, kẻ buôn lậu vàng người Zimbabwe, Ewan Macmillan nói với các phóng viên bí mật điều tra của Al Jazeera.

Chính sách lỏng lẻo thu hút các tay buôn lậu vàng

Trong nhiều năm, Dubai gần như đứng đầu trong các thành phố trên toàn cầu thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhất.

Dubai cũng là một trung tâm thương mại hàng hóa phổ biến.

Uy tín đó được tạo dựng nhờ hàng loạt chính sách thu hút doanh nghiệp.

Cái gọi là khu vực tự do của Dubai – khu vực thương mại được thiết lập đặc biệt cho các nhà đầu tư nước ngoài để dễ dàng thành lập công ty của họ – là trọng tâm của chiến lược này.

Rửa vàng và tiền bẩn ở Dubai - Ảnh 2.

Kẻ buôn lậu Kamlesh Pattni 

Dubai là thành phố lớn nhất về dân số và diện tích lớn thứ hai của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), nằm ở phía Nam của vịnh Ba Tư thuộc bán đảo Ả Rập. Dubai cũng đóng vai trò là thủ đô của Tiểu vương quốc Dubai, tiểu vương quốc lớn thứ hai trong 7 tiểu vương quốc tạo nên UAE.

Dubai cho các doanh nghiệp nước ngoài các đặc quyền không chịu thuế và nghĩa vụ, quan liêu không đáng kể và các quy tắc cho phép nhanh chóng chuyển lợi nhuận về nước.

Tuy nhiên, những người chỉ trích nói rằng chính những chính sách đó cũng tạo điều kiện cho tội phạm tài chính lớn lọt qua kẽ hở.

“Dubai được thành lập để trở thành một thủ đô tài chính. Họ tự đặt mình vào vị trí trung gian trong giao dịch vàng, với luật lệ lỏng lẻo và không có sự kiểm soát”, cựu điều tra viên của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Karen Greenaway, người đang làm cố vấn chống rửa tiền, nói với Al Jazeera.

“Tất cả những điều đó làm cho Dubai trở thành một nơi tuyệt vời để xuất hiện hoạt động rửa tiền quốc tế, buôn lậu vàng”, cô Greenaway nói, khi đề cập đến cuộc điều tra của Al Jazeera.

Trong cuộc điều tra “Gold Mafia”, Kamlesh Pattni – một kẻ buôn lậu vàng Kenya từng bị buộc tội và suýt phá sản, đã đưa các phóng viên đóng vai “dân làm ăn người Trung Quốc” đến Jumeirah Lake Towers (JLT), một trong những khu vực tự do của Dubai.

Pattni có nhiều công ty ở Dubai. Tại một trong những văn phòng của mình ở JLT, Pattni nói với các phóng viên rằng họ có thể mua vàng từ số tiền mặt chưa rõ nguồn gốc của họ.

“Quý vị cần một văn phòng đại diện ở Gold Tower?”, Pattni nói với các đối tác. Anh ta đề cập đến một tòa nhà chọc trời ở quận JLT, nơi đặt trụ sở của một số công ty vàng.

Rửa vàng và tiền bẩn ở Dubai - Ảnh 5.

Kẻ buôn lậu Alistair Mathias 

Một kẻ buôn lậu khác, Alistair Mathias, cũng khuyên các đối tác thành lập một công ty có văn phòng tại các khu vực tự do của Dubai và đề nghị giúp họ trong quá trình này.

Khi được hỏi liệu các nhà chức trách ở Dubai có thể xem xét kỹ lưỡng công ty mà anh ta đã yêu cầu “nhóm phóng viên Al Jazeera” thành lập hay không, Mathias nói: “Họ không bận tâm”.

Từ đồng tiền bẩn thành vàng mới tinh

Theo nghiên cứu của “Quỹ Carnegie vì Hòa bình quốc tế” vào năm 2020, cái gọi là hệ thống hawala đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi rửa tiền đi qua Dubai.

Hawala là một cách chuyển tiền xuyên biên giới ngoài sự giám sát của hệ thống tài chính chính thức. Nó dựa trên sự tin tưởng và kết nối.

Không có giao dịch chính thức nào trên sổ sách, khiến các cơ quan chức năng không thể theo dõi dòng tiền.

Báo cáo của Carnegie về giao dịch vàng của Dubai cho biết: “Sự kết hợp giữa nhập khẩu vàng được quản lý lỏng lẻo, giám sát kém tại các khu vực thương mại tự do. Cộng với dòng tiền thông qua các hệ thống không chính thức như hawala là một lợi ích cho các mạng lưới rửa tiền dựa trên thương mại”.

Trong quá trình điều tra của Al Jazeera, những kẻ buôn lậu như Pattni và Macmillan đã đề nghị sử dụng vàng của Zimbabwe để biến tiền bẩn thành tiền hợp pháp một cách hiệu quả cho “nhóm phóng viên bí mật Al Jazeera“.

Vàng mua từ Zimbabwe được gửi đến một nhà máy tinh chế ở Dubai, nơi nó được nấu chảy lại. Sau đó, nó được biến thành một thỏi vàng với con dấu của nhà máy tinh luyện Dubai. Bằng chứng về nguồn gốc Zimbabwe của vàng bị loại bỏ, khiến việc bán vàng trở nên dễ dàng hơn.

Amjad Rihan, một cán bộ cũ của Công ty kiểm toán toàn cầu Ernst & Young – người có công việc liên quan đến theo dõi giao dịch vàng ở Dubai – giải thích thêm: “Vàng đến tay các nhà tinh luyện, một khi đã được tinh chế, nó thực sự là vàng mới tinh. Số tiền từ việc bán số vàng này sau đó được chuyển vào tài khoản ngân hàng như một khoản thu nhập hợp pháp”.

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : Buôn lậu vànggiao dịch vàng

Các tin liên quan đến bài viết