Có nhiều cách để gây sự chú ý từ cộng đồng nhưng chọn cách rải tiền để người khác nhặt thì thật khó chịu…
Rải tiền phản cảm, coi thường người dân
Một lượng tiền thật mệnh giá 5.000 đồng và 10.000 đồng được rải từ trên khinh khí cầu xuống TP Huế 

Cơn “mưa tài lộc” gần đây tại Huế trong buổi ra mắt một cuốn sách khiến dư luận rất bức xúc. Nhiều bạn đọc cho rằng rải tiền trong bao lì xì từ trên cao xuống đất như thế này khiến người dân cảm thấy bị xem thường.

Quá phản cảm
Chị Hoàng Trâm (TP.HCM) nói: “Không hiểu tác giả nghĩ gì mà lại có hành động như vậy, nhất là sự kiện lại diễn ra tại một thành phố nổi tiếng với nét đẹp lịch sử, văn hóa, con người”.“Tôi không hiểu cơ quan chức năng hay các bên liên quan làm việc trách nhiệm tới đâu. Chẳng lẽ cứ nói không thuộc quản lý của mình rồi thôi. Sự kiện tổ chức quy mô như vậy, có khinh khí cầu, có mời nhà báo, tổ chức tại sân vận động lớn của TP Huế mà không ai kiểm soát chuyện tổ chức để cá nhân tác giả muốn làm gì thì làm là chuyện không chấp nhận được”, một bạn đọc bức xúc chia sẻ trên trang cá nhân. Bạn đọc tên Thúy cho rằng mệnh giá tiền là tài sản cá nhân hoặc tập thể nhưng tờ tiền là tài sản quốc gia. Ngân hàng Nhà nước phát hành tiền dùng để trao đổi giá trị (mua bán hàng hóa), không có mục đích nào khác. Những tờ, đồng tiền dùng cho mục đích khác sẽ được phát hành riêng như tiền lưu niệm. Do đó, việc dùng tiền tung tóe cho mục đích quảng cáo sách là không nên. Bạn Trần Quá khẳng định: “Tôi rất thích đọc sách và quý trọng tất cả các loại sách. Nhưng còn sự kiện kiểu này quá phản cảm và coi thường độc giả. Tôi phản đối”.
Tiền chỉ để giao dịch thanh toán

Rải tiền phản cảm, coi thường người dân
Đám đông lượm tiền tại sân vận động Tự Do (TP Huế) – Ảnh: NHẬT LINH

Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết : “Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg về việc bảo vệ tiền VN do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì những hành vi bị nghiêm cấm bao gồm làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả; hủy hoại tiền VN bằng bất kỳ hình thức nào…Theo luật sư Bùi Quang Nghiêm (Đoàn Luật sư TP.HCM), nếu xác định được trước thời điểm diễn ra sự kiện, tác giả biết rằng việc rải bao lì xì có thể làm tiền bay ra khỏi khu vực sân vận động và tiền bị rách, hư hỏng thì đây là hành vi hủy hoại tiền VN. Cần biết rằng, theo nguyên tắc, tiền VN chỉ dùng để giao dịch thanh toán. Hành vi phá hoại, hủy hoại tiền VN trái pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng. Trường hợp này, các cơ quan chức năng cũng có trách nhiệm vì đã yếu kém trong công tác quản lý, tổ chức các chương trình, sự kiện văn hóa.

Người làm giàu chân chính càng quý đồng tiền
Luật sư Bùi Quang Nghiêm chia sẻ: “Người làm giàu chân chính sẽ càng hiểu được giá trị của đồng tiền vì vậy họ có sự tôn trọng, ứng xử phù hợp với đồng tiền mà mình làm ra dù là mệnh giá to hay nhỏ. Hành vi rải tiền làm mất thiện cảm của công chúng về sự kiện, cuốn sách và chính tác giả”. “Sự khác biệt gây phản cảm sẽ làm mọi người tẩy chay” – nhiều bạn đọc bày tỏ.ThS xã hội học Lê Minh Tiến nêu ý kiến: “Trong giới kinh doanh luôn có quan niệm là muốn tồn tại thì phải khác biệt. Chuyện gây sự khác biệt là bình thường. Tuy nhiên, khác biệt ở đây được hiểu là gây sự chú ý bằng việc mang lại những giá trị mới, tích cực cho xã hội. Khi đó, sự khác biệt mới có ý nghĩa và được xã hội đón nhận”. Ông Tiến cho rằng nếu khác biệt một cách bất chấp gây phản cảm, lố lăng, phô trương thì sẽ mang lại tác dụng ngược. Những suy nghĩ gây chú ý bất chấp như thế thường thấy ở những bạn trẻ mới lớn, suy nghĩ chưa chính chắn. Còn những người trưởng thành sẽ biết được đâu là việc nên làm để khác biệt. Những việc làm thế này vô tình tạo ra tiền lệ xấu, cổ súy người trẻ thực hiện những hành vi không tốt đẹp chỉ để “được mọi người chú ý”.
Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : coi thườnggiao dịch thanh toánhành viHuếmưa tài lộcngười dânrải tiềntriệu đồng

Các tin liên quan đến bài viết