Mỹ đang làm trầm trọng thêm tình hình xung quanh Iran, gây áp lực kinh tế, ngoại giao và quân sự, tập trung lực lượng quân sự ở vùng Vịnh Ba Tư, chuyên gia đánh giá.
Bình luận về quyết định của Washington đưa một nhóm tàu sân bay đến Trung Đông, Chỉ huy Hải quân Iran đã nói rằng, quân đội Mỹ nên rời khỏi khu vực. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Irina Fedorova dự báo diễn biến tình hình.
Bình luận về quyết định của Washington đưa nhóm tàu sân bay đến Trung Đông, Chỉ huy Hải quân Iran, Chuẩn đô đốc Hossein Khanadi đã tuyên bố rằng, Mỹ phải rời khỏi khu vực, hãng tin ISNA của Iran đưa tin.
“Sự hiện diện của Mỹ trong khu vực đã chấm dứt, và họ phải rời khỏi đây”, – ông Hossein Khanadi tuyên bố.
“Cuộc nói chuyện về việc gửi một tàu sân bay đến Vịnh Ba Tư không phải là mới, Mỹ đang tìm cách làm gia tăng nguy cơ chiến tranh”, – ông nói.
Trước đó, Lầu Năm Góc đã thông báo rằng, Mỹ sẽ triển khai các hệ thống phòng không Patriot và tàu chiến Arlington ở Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng với Iran. “Những vũ khí này sẽ gia nhập thành phần nhóm tấn công tàu sân bay Mỹ Abraham Lincoln và lực lượng đặc nhiệm Không quân Hoa Kỳ tại Trung Đông để đối phó trước nguy cơ Iran sẵn sàng tấn công chống lại Mỹ và để bảo vệ lợi ích của chúng ta”, thông báo lưu ý.
USS Arlington là tàu đổ bộ có khả năng chứa khoảng 700 binh sĩ và 14 phương tiện chiến đấu.
Mữ đưa tàu sân bay đến Vịnh Ba Tư để đe dọa Iran.
Bà Irina Fedorova, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Cận Đông và Trung Đông của Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, bình luận về tình huống này trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
“Mỹ đang làm trầm trọng thêm tình hình xung quanh Iran, gây áp lực kinh tế, ngoại giao và quân sự, tập trung lực lượng quân sự ở vùng Vịnh Ba Tư. Đây là tàu sân bay Abraham Lincoln, tàu tấn công đổ bộ Arlington, đây là việc gửi chiếc máy bay ném bom B-52 đến Qatar. Tất nhiên, Iran phản ứng với những hành động như vậy và đáp trả bằng những tuyên bố sắc bén nhằm cảnh báo Mỹ”, bà Irina Fedorova nói.
Theo ý kiến của bà, hiện vẫn còn cơ hội tránh một kịch bản vũ lực.
“Theo tôi, sẽ không có xung đột quân sự: trong khi gây áp lực quân sự, Tổng thống Trump đang đề nghị Iran bắt đầu đàm phán … Nếu Tehran không đáp trả với những hành động hung hăng của Washington thì sẽ cho thấy những điểm yếu của mình. Mặt khác, rõ ràng là Iran không có ý định kích động xung động quân sự bằng bất kỳ cách nào”, bà Irina Fedorova nhận xét.
Vào ngày 8 tháng 5 năm 2018, Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận về chương trình hạt nhân với Iran và tái áp đặt các lệnh trừng phạt lên Iran và gói trừng phạt thứ 2, nghĩa là chống lại các quốc gia khác làm ăn với Iran. Washington tuyên bố, họ đang theo đuổi kế hoạch đưa xuất khẩu dầu thô của Iran về 0 và kêu gọi những người mua ngưng giao dịch với Iran.
Theo Dân việt