Các mảnh vỡ từ chuyến bay xấu số JT610 của hãng hàng không Indonesia Lion Air có thể giúp giải đáp bí ẩn về sự mất tích của chuyến bay MH370 mất tích, một nhà điều tra độc lập tuyên bố.
Các nhà điều tra xem xét mảnh vỡ của máy bay JT610. Ảnh: Getty.
Cho tới thời điểm hiện tại, các thợ lặn Hải quân Indonesia đã tìm thấy hộp đen và một mảnh vỡ chân càng hạ cánh từ chiếc Boeing B777 đâm xuống Biển Java, ngoài khơi thủ đô Jakarta khiến toàn bộ 189 người trên máy bay thiệt mạng. Các dữ liệu vệ tinh ADS-B cho thấy chuyến bay JT610 đã đâm thẳng xuống mặt biển từ độ cao 1524m với tốc độ hơn 640km/h – tức là vụ va chạm xảy ra ngay 1 phút sau khi máy bay gặp sự cố. Các chuyên gia cho rằng với động năng này, lớp bảo vệ hộp đen sẽ bị hỏng còn các thành phần kim loại của máy bay sẽ bị nghiền thành bột.
Theo Express, nhà điều tra độc lập về MH370 Victor Iannello đã chỉ ra rằng các thông tin khai thác từ vệ tinh cũng cho thấy rằng MH370 đâm xuống biển với động năng tương đương khi rơi với tốc độ gần 4,6km/phút. Ông Iannello nhận định các mảnh vỡ của máy bay Lion Air sẽ giúp hé lộ về những mảnh vỡ của chiếc MH370 đã mất tích ở Ấn Độ Dương vào hôm 8.3.2014.
“Phải thừa nhận rằng, chiếc B777 [JT610] lớn hơn B737 [MH37] nên mảnh vỡ trôi nổi của nó cũng sẽ dễ tìm thấy hơn”, ông Iannello chỉ vào một đoạn video ghi lại hình ảnh các mảnh vỡ của JT610 trên một khu vực biển và nói.
“Tuy nhiên, [khác với máy bay Lion Air] việc tìm kiếm MH370 trên mặt biển Ấn Độ Dương bằng máy bay diễn ra vài tuần sau khi máy bay mất tích. Lúc ấy hiệu ứng sóng phân tán và các dòng chạy tại Ấn Độ Dương lại đang mạnh”.
Mảnh vỡ chân càng hạ cánh của máy bay JT610. Ảnh: Getty.
“Khu vực tìm kiếm quá rộng lớn và các mảnh vỡ lại khá nhỏ là nguyên nhân khiến việc tìm kiếm trên không gặp thất bại”, ông Iannello bình luận. “Trên một diện tích lớn như vậy, hình ảnh vệ tinh rất khó tìm các mảnh vỡ nhỏ của máy bay”.
Bên cạnh đó, nhà điều tra Iannello cho rằng so với đội tìm kiếm trên không, đội tìm kiếm MH370 dưới nước có cơ hội tìm thấy 1 khu vực tập trung mảnh vỡ của máy bay gồm những vật thể có kích thước lớn, hình thù đặc biệt như càng hạ cánh hay động cơ.
“Các mảnh vỡ từ JT610 được trục vớt giúp chúng ta thấy rằng tại sao không mảnh vỡ trôi nổi nào của MH370 được phát hiện mắt thường và vệ tinh trên một diện tích rộng gần 3 héc-ta. Chính vì thế, chúng ta có thể tiếp tục hi vọng rằng nếu triển khai cảm biến sonar ở đúng khu vực, mảnh vỡ của MH370 có thể được tìm thấy trên nền biển”, Iannello tuyên bố.
Theo Dân Trí